Chẩn đoán khi pH giảm (giảm co bóp cơ tim, giảm huyết ap, giảm đáp ứng với Thu*c vận mạch (bù từ phổi, thở nhanh sâu để tăng thải CO2).
Do tích tụ acid không hòa tan hoặc dự trữ kiềm giảm.
Nguyên nhân
Toan huyết với khoảng trống anion (anion gap):
Anion gap bình thường: Na - (Cl- HCO-3) = 12 4mEq/l.
Suy thận cấp.
Keto acidosis: tiểu đường, suy dinh dưỡng.
Lactic acidosis:
Choáng nhiễm trùng.
Choáng tim.
Choáng do giảm thể tích.
Ngưng tim.
Tiểu đường.
Ngộ độc Thu*c (Salicylate, Methanol, Ethylene glycol, Paraldehyde, Ethanol).
Toan huyết khoảng trống anion bình thường:
Do mất HCO3- thường kèm theo giảm K máu:
Tiêu chảy.
Điều trị bằng Diamox.
Toan huyết ống thận.
Toan huyết mạn tính do suy thận:
Clearance <20ml/phút.
HCO-3 <15mEq/l phải cho Sodium bicarbonate 1,8-4,8g/ngày để ngừa mềm xương.
Toan huyết do ống thận:
Type I (distal): rối loạn acid hóa ống thận xa cho bicarbonate 1,5mEq/kg/ngày.
Type II (proximal): do tái hấp thu HCO-3 không đầy đủ chỉ điều trị khi HCO-3 <16-18mEq/l, bồi hoàn 3-10mEq/l/ngày để thay thế lượng bicarbonate đã mất qua đường tiểu, nếu nồng độ HCO-3 còn cao hơn >18mEq/l không cần cho bicarbonate do thận còn khả năng làm acid hóa nước tiểu, thêm kalium do K trong máu giảm trầm trọng. Hạn chế muối và phối hợp thêm Hydrochlorothiazide.
Toan huyết lactic type A: oxy đến mô không đầy đủ: shock nhiễm trùng, shock tim, shock giảm thể tích.
Toan huyết lactic type B: giảm oxy đến mô và không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng trong đái tháo đường, động kinh cơn lớn, ngộ độc Thu*c (salicylate, ethanol, methanol,ethylene glycol).
Chẩn đoán: khi pH giảm (giảm co bóp cơ tim, giảm huyết ap, giảm đáp ứng với Thu*c vận mạch (bù từ phổi, thở nhanh sâu để tăng thải CO2).
Lâm sàng:
Thở nhanh sâu.
Tim nhanh.
Huyết áp tụt.
Rối loạn ý thức.
Cận lâm sàng:
HCO3- giảm, pH giảm, PaCO2 giảm.
PCO2 bù trừ =1,5 x HCO3- 8 2.
Điều trị:
Điều trị nguyên nhân.
Cung cấp bicarbonat:
HCO3- thiếu = (HCO3- mong muốn- HCO3- đo được) x 0,4 x P/kg cơ thể
Sodium bicarbonate 50-100mEq dưới dạng ưu trương tiêm mạch >30-60 phút hoặc trong các dịch truyền đẳng trương.
Điều chỉnh sao cho pH = 7,2 sau đó sự sản xuất bicarbonate nội sinh sẽ xảy ra khi nguyên nhân toan huyết được bù trừ.
Dùng Insulin điều trị tăng đường huyết trong toan huyết do tăng ceton máu hoặc do toan huyết lactic.
Nguyên nhân: nhiễm trùng, tiểu đường.
Điều chỉnh rối loạn nước, điên giải.
Thẩm phân (dialysis).
Toan huyết biến dưỡng cấp tính:
Xảy ra ở bệnh nhân choáng, ngưng tim.
Dạng thở Kussmaul (nhanh và sâu).
pH<7,2.
Dùng NaHCO3- 8,4% 1-2 ống tiêm tĩnh mạch liều 1mEq/kg hoặc NaHCO3- 8,4% 2-3 ống/ Glucose 5% 1000 ml: ½ bù trong 3-4 giờ đầu nếu không có suy tim ứ huyết, số còn lại bồi hoàn khi có đáp ứng của bệnh nhân, nhớ cho thêm Kali (khi kali bình thường hay giảm) nếu không để ý sẽ đưa đến K huyết và Ca máu giảm và không cho khi pH>7,2.
Biến chứng do điều trị chống toan huyết
Do dùng nhiều Na làm quá tải thể tích dịch ngoại bào dễ đưa tới phù phổi cấp tính.
Tetany: do truyền SB quá nhiều và quá nhanh không hoàn toàn do giảm calcium ion hóa.
Giảm K máu.
Gây kiềm huyết.
Nguồn: Internet.