Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Tổn thương dây thần kinh số 7 khi làm đẹp: Hiếm gặp

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Minh Luật – Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM cho biết việc tổn thương dây thần kinh số 7 trong phẫu thuật là rất hiếm gặp.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Minh Luật, dây thần kinh số 7 thường rất dễ bị tổn thương, bị liệt. Nguyên nhân có thể do bị trấn thương, bị cảm nhiễm…

Với những trường hợp này thì chỉ cần điều trị nội khoa như châm cứu, tập vật lý trị liệu và dùng thêm Thu*c. Tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 95-100%.

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Minh Luật, tỷ lệ tổn thương dây thần kinh số 7 trong phẫu thuật là rất thấp, rất hiếm gặp. Đặc biệt, khi phẫu thuật vùng mặt, các bác sĩ thường rất lưu tâm việc tránh để ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7.

Bà Đ. phải châm cứu kín mặt vì tổn thương dây thân kinh số 7 sau ca phẫu thuật căng da mặt tại BVTM Kangnam

Nếu trong quá trình phẫu thuật đã làm tác động tới dây thần kinh số 7 và khiến nó bị bất hoạt thì cần phải tiền hành đo điện cơ ngay.

Đo điện cơ là công việc rất quan trọng để xác định dây thần kinh số 7 bị đứt hay bị chèn ép, tổn thương…

Nếu xác định dây thần kinh số 7 bị chèn ép thì phải phẫu thuật lại để giải ép. Nếu không phải bị chèn ép mà chỉ bị ảnh hưởng do phù nề sau phẫu thuật thì chỉ cần châm cứu, tập vật lý trị liệu và dùng Thu*c để giảm phù nề là sẽ khỏi.

Còn trường hợp dây thần kinh số 7 không còn hoạt động, không còn dẫn truyền được thì không còn khả năng phục hồi.

Cũng theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Minh Luật, ngay cả khi xác định dây thần kinh số 7 không còn khả năng phục hồi thì bệnh nhân vẫn phải điều trị liên tục bằng phương pháp châm cứu, tập thụ động (hình thức tập được thực hiện bởi lực tác động bên ngoài do người tập hoặc các dụng cụ trợ giúp) để chống teo cơ. Ngoài ra người bệnh cần dùng Thu*c để sinh cơ. Bởi nếu dây thần kinh số 7 không hoạt động sẽ dẫn đến teo cơ mặt.

BVTM Kangnam bị kiện đòi bồi thường gần 20 tỷ đồng

Liên quan tới vấn đề tổn thương dây thần kinh số 7 khi phẫu thuật làm đẹp, gần đây dự luận xôn xao về vụ việc bà L.Đ. (Việt kiều Châu Âu) thuê luật sư làm các thủ tục khởi kiện Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (BVTM Kangnam, số 84A Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.HCM) đòi bồi thường gần 20 tỷ đồng vì bị tổn thương dây thần kinh số 7 và biến dạng mặt sau ca phẫu thuật căng da mặt, da trán và cắt mí tại đây vào tháng 4/2016.

Theo đơn khởi kiện, bà Đ. cho biết trước khi phẫu thuật căng da mặt và cắt mí, bà đã yêu cầu các bác sĩ của BVTM Kangnam tư vấn rất kỹ, đồng thời đã được đưa đi làm xét nghiệm và kết quả sức khoẻ hoàn toàn tốt, đủ điều kiện phẫu thuật thẩm mỹ.

Vậy nhưng, bà đã thất vọng hoàn toàn bởi các bác sĩ nơi đây đã làm tổn thương dây thần kinh số 7 của bà. Sau đó bà được BVTM Kangnam gây mê và phẫu thuật thêm 2 lần nữa nhưng vẫn không cải thiện được tình hình mà trở thành một thảm hoạ.

“Hiện nay, sức khoẻ của tôi bị giảm sút rất nhiều, toàn thân bị tê bì và mắt không nhắm kín được, mặt bị lệch hẳn, má trái hõm sâu, trí nhớ bị ảnh hưởng, ăn ngủ không được, sợ gặp mọi người vì xấu hổ và không thể làm việc…", bà Đ. cho biết

Mặc dù BVTM Kangnam đã trả lại tiền viện phí và "hỗ trợ" bà Đ. một khoản tiền nhưng không thấm vào đâu so với số tiền bà đã bỏ ra chữa trị trong suốt mấy năm qua.

Ngày 16/4/2020, trao đổi với Báo Đất Việt, Luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết đơn khởi kiện của bà Đ. hiện đã được gửi tới TAND TP. Hà Nội.

Về vụ việc này, PV Báo Đất Việt đã liên hệ với lãnh đạo BVTM Kangnam để làm rõ nhiều vấn đề. Tuy nhiên đã gần 20 ngày trôi qua nhưng phía BVTM Kangnam vẫn chưa có phản hồi.

Mạnh Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo đất việt (https://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/ton-thuong-day-than-kinh-so-7-khi-lam-dep-hiem-gap-3400484/)

Tin cùng nội dung

  • Anh H.M.T. 33 tuổi ở Đắc Lắc đi khám bệnh ở BV Nguyễn Tri Phương vì bệnh kéo dài một năm với triệu chứng ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ói, ợ chua và táo bón.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY