Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

TP Hồ Chí Minh xét nghiệm COVID-19 cho hơn 50.000 trường hợp

Chiều 22/4, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cho biết đến thời điểm hiện nay, thành phố đã thực hiện xét nghiệm cho 50.489 trường hợp, thuộc tất cả các nhóm đối tượng.

Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết thêm, hầu hết những trường hợp này đều được thực hiện xét nghiệm theo kỹ thuật chẩn đoán PCR tìm kháng nguyên. Bên cạnh đó, đến nay Thành phố đã thực hiện xét nghiệm cho 6.280 công nhân trong các khu lưu trú, khu chế xuất, khu công nghiệp; trong đó 5.372 mẫu có kết quả âm tính, còn 908 mẫu chờ kết quả.

Thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết TP Hồ Chí Minh có 54 ca đã được Bộ Y tế công bố ( 35 ca nhập cảnh chiếm tỷ lệ 64,8%, 19 ca lây nhiễm thứ phát chiếm tỷ lệ 35,2%). Hiện đã có 52 ca đã xuất viện.

Hai trường hợp đang được điều trị gồm bệnh nhân 91- phi công người Anh, đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Tình trạng bệnh nhân 91 ổn định, không sốt, mạch và huyết áp ổn định, chức năng phổi có cải thiện khá hơn sau tập vật lý trị liệu hô hấp; bệnh nhân tiếp tục thở máy và can thiệp ECMO. Còn bệnh nhân 206 điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, sức khỏe ổn định, dự kiến sẽ xuất viện ngày 23/4/2020.

Về công tác phòng chống dịch trên địa bàn Thành phố, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho hay, TP Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với nhóm nguy cơ. Tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với các khu vực và nhóm đối tượng có nguy cơ cao như nhà máy, xí nghiệp, khu lưu trú, nhà trọ công nhân, trường học, siêu thị, bệnh viện, phòng khám, các đơn vị cung cấp suất ăn tập thể, chợ truyền thống, các đơn vị vận chuyển hàng khách công cộng, chung cư, nhà tập thể…

Tổ chức xét nghiệm kiểm tra đối với người bệnh nhiễm COVID-19 sau xuất viện; xét nghiệm kiểm tra nhóm người tiếp xúc gần có nguy cơ cao (ổ dịch bar Buddha); tổ chức theo dõi sức khỏe tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp được cách ly tập trung tại các tỉnh thành trở về thành phố.

Triển khai rà soát và quản lý người có nguy cơ với dịch COVID-19 từ nơi khác vào thành phố đang lưu trú, cư trú trong cộng đồng địa phương, đặc biệt là những trường hợp về từ nước ngoài theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục củng cố, sắp xếp lại năng lực ứng phó của ngành y tế trong phòng chống dịch bệnh đối với COVID-19 và cả các dịch bệnh đang lưu hành tại Thành phố; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc điều tra dịch tễ, quản lý ca bệnh, ca nghi ngờ, người được cách ly; tăng cường cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đáp ứng việc thu dung điều trị người bệnh; tái sắp xếp và củng cố điều kiện của các khu cách ly tập trung để chuẩn bị cho giai đoạn mới.

TP Hồ Chí Minh cũng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tự đánh giá của các doanh nghiệp và hoạt động thẩm định, kiểm tra của cơ quan quản lý, cơ quan y tế đối với các doanh nghiệp sản xuất theo bộ chỉ số, hoàn tất trước ngày 25/4/2020. Đồng thời, hoàn thành việc xây dựng các bộ chỉ số, tiêu chí đặc thù cho từng lĩnh vực (giáo dục, du lịch, công thương, giao thông, xây dựng, an toàn thực phẩm…) trước ngày 25/4/2020 để chủ động ứng phó, kiểm soát tốt đối với dịch COVID-19 và cả các dịch bệnh khác.

Tin, ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/xa-hoi/tp-ho-chi-minh-xet-nghiem-covid19-cho-hon-50000-truong-hop-20200422191450159.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY