Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

TPHCM: Trẻ mắc bệnh hô hấp, tay chân miệng tăng đột biến

Những ngày gần đây, số lượng bệnh nhi nhập bệnh viện nhi đồng tại TPHCM liên quan đến các bệnh hô hấp, tay chân miệng tăng đột biến.
Những ngày gần đây, trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng đột biến Những ngày gần đây, trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng đột biến

Những bệnh hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa

‘Nhốt’ cả ngày trong điều hoà, trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng

Dành 2 phút xem ngay cách bà Liễu cải thiện ĐAU LƯNG DỮ DỘI vì THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆMTin tài trợ

4 bước siêu đơn giản giúp bạn TĂNG CÂN ngay trong 1 thángTin tài trợ

Ghi nhận trong buổi sáng ngày 23/10, tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, rất đông cha mẹ có con nhỏ mắc bệnh hô hấp xếp hàng chờ đợi bác sĩ thăm khám.

Theo các bác sĩ khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, trong mùa COVID-19, bệnh nhi điều trị tại khắp các bệnh viện trong cả nước đều vắng; sau mùa dịch COVID, ngày đông nhất khoa cũng chỉ có 140 trẻ nằm điều trị. Tuy nhiên số lượng hiện nay đã hơn 400 trẻ nhập viện, tăng gần gấp 3 lần so với trước đó.

Bs trần anh tuấn, trưởng khoa hô hấp bệnh viện nhi đồng 1 cho biết: “chỉ trong buổi sáng ngày 23/10 đã có hơn 30 trẻ nhập viện trong tình trạng nặng phải thở oxy. đây là kỷ lục từ đầu năm tới nay”.

Bên trong các phòng bệnh, giường nào cũng có 2 bé nằm ghép; hai bên hành lang của khoa, các giường nhỏ dành cho bệnh nhi được kê hẳn ra ngoài nhưng vẫn không đủ chỗ cho bệnh nhi.

Theo các chuyên gia y tế, từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm là đỉnh cao của trẻ mắc bệnh hô hấp. Năm nay cá biệt do COVID-19, số lượng bệnh nhi, các khoa Nhi có giảm nên giờ tăng lên. Phải hết tháng 11-12 mới giảm đôi chút.

Để phòng bệnh, BS Trần Anh Tuấn khuyến cáo phụ huynh cần linh hoạt bảo vệ trẻ trước thay đổi xấu của thời tiết (khi trời lạnh, mưa cần tránh mưa, gió lùa, mặc ấm cho trẻ; khi trời nóng cần sử dụng các phương tiện giải nhiệt hợp lý như không để luồng gió quạt máy, máy lạnh thổi thẳng vào người trẻ).

Về biện pháp lâu dài cần đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ, nâng cao sức đề kháng bằng cách tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin, uống nhiều nước, tránh khói Thu*c lá... Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch. Tránh để trẻ ở gần người hút Thu*c lá vì dễ tăng nguy cơ viêm phổi. Nếu bị hen suyễn nhưng vẫn sống trong môi trường có khói Thu*c lá thì bệnh hen suyễn rất khó kiểm soát.

Một số phụ huynh trải chiếu ở các bậc thang để vừa nằm, vừa tiện chăm sóc trẻ.

Các bậc cầu thang, hành lang được gần như không còn một khoảng trống tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi đồng 1.

Người chăm sóc trẻ và trẻ cần rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế nơi đông người, tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu bệnh. Khi trẻ mắc bệnh, cần chăm sóc và theo dõi sát sao, chỉ cho trẻ đi học lại khi điều trị hết bệnh.

Uyên Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/tphcm-tre-mac-benh-ho-hap-tay-chan-mieng-tang-dot-bien-1740022.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY