Trà giấm lên men hay còn gọi là kombucha được nhiều người biết đến bởi những lời đồn thổi về tác dụng của nó như giải độc,
Kombucha là một thức uống lên men được làm với trà xanh, đen hoặc bạch trà, đường, vi khuẩn và nấm men. Để làm kombucha, người ta cần một con giống ban đầu được gọi là “SCOBY” (symbiotic colony of bacteria and yeast - khuẩn lạc cộng sinh của vi khuẩn và nấm men), cho vào trà và đường rồi để lên men trong khoảng 1 tuần. Có người nói kombucha có mùi bia và rượu táo nhưng có người lại thấy mùi vị giống như rượu vang hay giấm. Loại trà này có xuất xứ từ Trung Quốc hàng ngàn năm trước đây và giờ được dùng nhiều ở Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Ba Lan, Đức, Indonesia… Hiện nay, ở Việt Nam cũng có nhiều người biết và
sử dụng loại trà này với niềm tin vào tác dụng “bị gán ghép” của nó đối với sức khỏe.
Những lợi ích không có thậtNgười hâm mộ kombucha đã gán cho nó một số hiệu ứng y tế chưa được chứng minh, bao gồm việc khôi phục màu tóc, làm dày tóc, đánh tan sỏi mật, đảo ngược các dấu hiệu lão hóa, giảm cholesterol và huyết áp, tăng lưu thông máu, tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện chức năng tiêu hóa và gan. Thậm chí, họ còn tin tưởng rằng kombucha có thể giải độc cơ thể, thậm chí có thể ngăn ngừa ung thư. Giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và Giáo dục về bệnh béo phì thuộc Trường Cao đẳng Y khoa Villanova Rebecca Shenkman, director at the Villanova College of Nursing’s MacDonald Center for Obesity Prevention and Education (COPE) cho biết, có thể trong loại trà này chứa các loại vitamin B, probiotic và chất chống oxy hóa nhưng không có nghiên cứu y tế chính thức về lợi ích sức khỏe đồ uống này nên người dùng hãy chú ý. Bên cạnh đó, có thể bạn uống kombucha vì thích mùi vị của nó chứ không nên dùng nếu muốn cải thiện chức năng gan hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch. Còn Viện y tế Quốc gia Mỹ thì cho rằng, chưa có những nghiên cứu trực tiếp về kombucha nhưng đã có những nghiên cứu về chế phẩm sinh học được tìm thấy trong trà này như probiotics hỗ trợ tiêu hoá và có thể làm giảm hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, lợi ích được chứng minh của kombucha mới chỉ dừng lại ở đây chứ không phải là những tác dụng tuyệt vời được ghán ghép ở trên.
Rủi ro khi sử dụngTrong khi có rất ít bằng chứng cho thấy loại trà này là tốt cho cơ thể thì người dùng còn phải đối mặt với những nguy cơ. Nguy cơ đầu tiên là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi nơi sản xuất không đảm bảo điều kiện vô khuẩn và cách chế biến không đúng, uống quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn và phản ứng dị ứng.Trường Y khoa Peninsula, Mỹ đã xem xét một cách tổng quan hệ thống các bằng chứng lâm sàng cho thấy kombucha có lợi cho sức khỏe hay không. Nhưng kết quả cho thấy không có nghiên cứu lâm sàng nào được tìm thấy liên quan đến tính hiệu quả của loại trà này. Trong khi đó, có một số trường hợp báo cáo nghi ngờ tổn thương gan, toan chuyển hóa và nhiễm khuẩn da, đặc biệt có một báo cáo Tu vong càng làm tăng nghi ngờ về sự an toàn của kombucha.Theo Trung tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người lớn khỏe mạnh nên hạn chế tiêu thụ của kombucha, chỉ khoảng 120ml/1ngày để tránh những rủi ro tiềm ẩn. Những người có bệnh lý mạn tính hay đang điều trị bệnh như xạ trị hoặc hóa trị cũng như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống kombucha.
Lê Mỹ Giang(
(Theo livesciense))