Tâm lý hôm nay

Trắc nghiệm đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm, stress

Trả lời câu hỏi có thường xuyên bị khô miệng không, dễ bối rối trước những việc chẳng đâu vào đâu, tự ái... sẽ cho biết bạn đang bị trầm cảm, lo âu, stress ở mức độ nặng hay nhẹ.

Ảnh minh họa: Health.

Hãy đọc mỗi câu và khoanh tròn vào các số 0, 1, 2, 3 ứng với tình trạng mà bạn cảm thấy trong suốt một tuần qua. Không có câu trả lời đúng hay sai. Lưu ý: Đừng dừng lại quá lâu ở bất kỳ câu nào.

Thang đánh giá theo số điểm mỗi câu:

0: Không đúng với tôi chút nào cả.

1: Đúng với tôi phần nào hoặc thỉnh thoảng mới đúng.

2: Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng.

3: Hoàn toàn đúng với tôi hoặc hầu hết thời gian là đúng.

1

 Tôi thấy mình hay bối rối trước những việc chẳng đâu vào đâu

0 1 2 3

2.

 Tôi bị khô miệng

0 1 2 3

3

 Tôi dường như chẳng có chút cảm xúc tích cực nào

0 1 2 3

4

 Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)

0 1 2 3

5

 Tôi dường như không thể làm việc như trước được

0 1 2 3

6

 Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với mọi tình huống

0 1 2 3

7

 Tôi có cảm giác bị run (tay, chân...)

0 1 2 3

8

 Tôi thấy khó thư giãn được

0 1 2 3

9

 Tôi đã rơi vào sự việc khiến tôi rất lo lắng và chỉ dịu lại khi sự việc đó đã qua đi

0 1 2 3

10

 Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả

0 1 2 3

11

 Tôi khá dễ bị bối rối

0 1 2 3

12

 Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều

0 1 2 3

13

 Tôi cảm thấy buồn chán, trì trệ

0 1 2 3

14

 Tôi thấy mình không thể kiên nhẫn được khi phải chờ đợi

0 1 2 3

15

 Tôi thấy mình gần như bị ngất

0 1 2 3

16

 Tôi mất hứng thú với mọi việc

0 1 2 3

17

 Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người

0 1 2 3

18

 Tôi khá dễ phật ý, tự ái

0 1 2 3

19

 Tôi bị đổ mồ hôi dù chẳng vì làm việc nặng hay do trời nóng

0 1 2 3

20

 Tôi hay sợ vô cớ

0 1 2 3

21

 Tôi thấy cuộc sống chẳng có gì đáng giá cả

0 1 2 3

22

 Tôi thấy khó mà thoải mái được

0 1 2 3

23

 Tôi thấy khó nuốt

0 1 2 3

24

 Tôi dường như chẳng có chút cảm xúc tích cực nào

0 1 2 3

25

 Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)

0 1 2 3

26

 Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng

0 1 2 3

27

 Tôi dễ cáu kỉnh, bực bội

0 1 2 3

28

 Tôi thấy mình gần như hoảng loạn

0 1 2 3

29

 Sau khi bị bối rối tôi thấy khó mà trấn tĩnh lại được

0 1 2 3

30

 Tôi sợ phải làm những việc tuy bình thường nhưng trước đây tôi chưa từng làm

0 1 2 3

31

 Tôi không thấy hào hứng với bất kỳ việc gì nữa

0 1 2 3

32

 Tôi thấy khó chấp nhận việc đang làm bị gián đoạn

0 1 2 3

33

 Tôi sống trong tình trạng căng thẳng

0 1 2 3

34

 Tôi thấy mình khá là vô tích sự

0 1 2 3

35

 Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm

0 1 2 3

36

 Tôi cảm thấy khiếp sợ

0 1 2 3

37

 Tôi chẳng thấy có hy vọng gì ở tương lai cả

0 1 2 3

38

 Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa

0 1 2 3

39

 Tôi dễ bị khích động

0 1 2 3

40

 Tôi lo lắng về những tình huống có thể làm tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười

0 1 2 3

41

 Tôi bị run

0 1 2 3

42

 Tôi thấy khó bắt tay vào công việc

0 1 2 3

Mức độ trầm cảm, lo âu và stress được tính bằng cách cộng số điểm của từng câu và so sánh với bảng sau:

Mức độ

Trầm cảm

Lo âu

Stress

     Bình thường

       0 - 9

          0 - 7

             0 - 14

     Nhẹ

      10 - 13

          8 - 9

            15 - 18

     Vừa

      14 - 20

         10 - 14

            19 - 25

     Nặng

      21 - 27

         15 - 19

            26 - 33

     Rất nặng

      ≥28

         ≥20

             ≥34

Nguồn: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia

Theo VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/trac-nghiem-danh-gia-muc-do-lo-au-tram-cam-stress-n285455.html)

Chủ đề liên quan:

đánh giá lo âu stress trắc nghiệm trầm

Tin cùng nội dung

  • Con gái tôi năm nay 15 tuổi nhưng rất hay bị mất ngủ. Cháu thường bồn chồn lo lắng thái quá nhất là trong các kì thi.
  • Tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân như gen di truyền, không đảm bảo chế độ ăn uống hay stress, mất ngủ nhiều.
  • Khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực bất kể vì lí do gì, nhiều người băn khoăn không biết nên chữa bệnh bằng Thuốc hay là thiền.
  • Cuộc sống bận rộn và công việc bù đầu khiến nhiều người thường xuyên rơi vào tình trạng stress, căng thẳng. Sau đây là một số bí quyết để xua tan những mệt mỏi hiệu quả.
  • Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm thần, vì nguyên nhân chưa được biết rõ nên việc điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
  • Bất chấp trứng kiến gai đen có giá gần 1 triệu đồng/kg, nhưng với công dụng được cho là có lợi cho sức khỏe, giảm stress, tăng cường S*nh l*... nên vẫn rất hút khách Hà thành.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chụp CT scan đánh giá vôi hóa mạch vành là phương pháp thăm dò nhằm tìm những đốm canxi, hay sự vôi hóa trên thành của động mạch vành nuôi tim
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY