Tỉ lệ trầm cảm trong ĐTĐ là gấp đôi so với dânsố chung, với tỉ lệ gộp là 9% nếu chẩn đoán bằng phỏng vấn, và 26% nếu chẩn đoán bằng cách tự chấmđiểm triệu chứng trầm cảm theo thang điểm.
Trầm cảm làm tăng 37% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp2. Ngược lại, ĐTĐ làm tăng 3 lần nguy cơ mắc bệnh trầmcảm, nhất là ở những người ĐTĐ đã xuất hiện biến chứng.
Nguy cơ Tu vong tăng lên gấp 5 lần. Trầm cảm cóliên quan với Tu vong ngay cả khi bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng. Bệnhnhân cao tuổi có bệnh ĐTĐ týp 2 và những người có biến chứng thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Khi bị trầm cảm, các gánh nặng liên quan đếnĐTĐ được xem là nghiêm trọng hơn, và sự hài lòng với việc điều trị ĐTĐ là thấp hơn. Bệnh nhân cótrầm cảm và ĐTĐ thường ít hoạt động thể lực, tăng xu hướng hút Thu*c lá, thói quen ăn uống ít cólợi cho sức khỏe và tuân thủ điều trị ĐTĐ kém.
Trầm cảm có liên quan đến cách đánh giá tiêu cực vềcác liệu pháp insulin ở người chưa từng sử dụng insulin, và điều này có thể gây trì hoãn việc điềutrị ĐTĐ, chẳng hạn như chậm khởi đầu điều trị bằng insulin trong ĐTĐ týp 2. Trong một nhóm bệnhnhân được lựa chọn ở bệnh viện cho thấy tình trạng trầm cảm kéo dài hơn, tái phát nhiều hơn và mứcđộ nặng hơn ở người có bệnh ĐTĐ.
Việc chẩn đoán và điều trị sớm trầm cảm ở ngườiĐTĐ là rất quan trọng, tuy nhiên trên 50% trường hợp trầm cảm trong ĐTĐ là không được chẩn đoán. Balý do khiến bệnh khó phát hiện, đó là: nếu bệnh ĐTĐ là kiểm soát kém cũng có các triệu chứng tươngtư như trầm cảm: mệt mỏi, sụt hoặc tăng cân, thay đổi cảm giác ngon miệng, rối loạn giấc ngủ...;người bệnh không tự nhận ra các dấu hiệu trầm cảm, hoặc có biết cũng ít khi thông báo cho bác sĩ;thầy Thu*c thiếu sự quan tâm hoặc do khả năng hạn chế.
Trên thực tế, chỉ có khoảng 1/3 số trường hợptrầm cảm ở người ĐTĐ được chẩn đoán. Vì vậy, khi người thân phát hiện người bệnh có các biểu hiệnhoặc hành vi bất thường thì nên sớm thông báo cho thầy Thu*c.
Các rối loạn tâm thần khác có thể cùng tồn tạivới trầm cảm trong ĐTĐ. Tỉ lệ về các rối loạn lo âu và các vấn đề về ăn uống cũng gia tăng ở bệnhnhân ĐTĐ so với những người khỏe mạnh. Vì những rối loạn này có xu hướng đồng xảy ra với trầm cảmtrong dân số chung, nên điều này cũng có thể xảy ra trong bệnh ĐTĐ.
Việc đầu tiên là tìm ra các nguyên nhân thựcthể gây ra trầm cảm và loại trừ chúng. Các chiến lược đồng chăm sóc sẽ giúp cải thiện sức khỏengười ĐTĐ và trầm cảm, giúp giảm gánh nặng của bệnh. Dùng Thu*c chống trầm cảm, cùng với thay đổilối sống như tập thể lực thường xuyên, chế độ ăn... sẽ giúp cải thiện tốt cho cả bệnh trầm cảm vàĐTĐ. Ngoài ra, người trầm cảm cần có sự quan tâm giúp đỡ của người thân trong gia đình và cácchuyên gia tâm lý.
Mỗi bệnh nhân có những hoàn cảnh riêng biệt vàứng xử với bệnh hoàn toàn khác nhau. Do đó, người bệnh ĐTĐ nên sớm chấp nhận rằng mình mắc bệnh ĐTĐvà cần điều chỉnh một số hành vi sống như: bỏ ngay Thu*c lá, giữ tinh thần lạc quan, duy trì luyệntập thể lực, tìm hiểu nhiều về bệnh ĐTĐ và việc điều trị bệnh. Tự chịu trách nhiệm chăm sóc chochính mình. Đặt mục tiêu điều trị, nhưng nên hiểu rằng cần có thời gian đạt được mục tiêu đó đểtránh tâm lý bi quan, chán nản, dễ dẫn đến không tuân thủ chế độ điều trị.
Chia sẻ cảm xúc với người thân trong gia đìnhvà bạn bè, giúp họ hiểu về bệnh ĐTĐ và tạo điều kiện cho mình thực hiện chế độ ăn cũng như các chếđộ điều trị và luyện tập một cách nghiêm túc.
Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ khi có bất kỳthay đổi nào trong cơ thể, đặc biệt là những tổn thương ở bàn chân để có các biện pháp xử trí kịpthời, tránh nguy cơ cắt cụt chi.
AloBacsi.vnCác vấn đềtâm lý phổ biến của người đái tháo đườngPhủ nhận: không thể chấp nhận chẩnđoán thậm chí sau nhiều năm khởi phát, tức giận, tạisao là tôi, căm thù ĐTĐ. Sợ hạ đường huyết: có các triệu chứng lolắng không đúng vì tự cho là hạ đường huyết mà không kiểm tra đường huyết để xác nhận. Lo sợ về cảmgiác xấu hổ và mất mặt trong những vị trí, nơi làm việc, hay trường học không quenthuộc. Sợ tự kiểm tra: có thể liên quan với việcđọc kết quả đường huyết cao lặp lại nhiều lần và cảm thấy mất khả năng kiểm soát, thất vọng và tội lỗi. Sợ tự tiêm Thu*c: có thể do sợ kim tiêm hoặc phủ nhận chẩn đoánĐTĐ.Sợ insulin (trong ĐTĐ týp 2): lo rằnginsulin là dấu hiệu bệnh nặng hơn, sắp Tu vong, hoặc do tín ngưỡng văn hóa đặc biệt. Không thíchtăng cân đi kèm. Sợ các biến chứng: lo lắng quá mức rằng ĐTĐlà một bản án suốt đời, rằng sẽ trở nên tàn phế đi kèm với đoạn chi, giảm thị lực và giảm chức năngthận, mặc dù có thể điều trị. Sợ tăng đường huyết: lo lắng khi đường huyết tăng hơn mức mụctiêu, vì sợ sẽ có biến chứng. Thường gây ám ảnh hoặc bực mình. |
Nghĩ đếnbệnh trầm cảm khi người bệnh có từ ba triệu chứng sau trở lên, dài trên haituần:1. Mất vui, không còn hứng thú với các thú vuitiêu khiển.2. Thay đổi giấc ngủ, dễ thức sớm, mất ngủ,thức giấc khó ngủ lại, hoặc ngủ nhiều kể cả ngủ ngày.3. Thay đổi ăn uống, ăn ít hoặc ăn nhiềuhơn bình thường, dẫn đến cân nặng giảm hoặc tăng rất nhanh.4. Khó tập trung, không xem tivi hoặc đọcbáo được nữa.5. Cảm giác tội lỗi, cảm thấy việc làm củamình lúc nào cũng sai.6. Buồn bã vào buổi sáng sớm.7. Mất sức sống, căng thẳng, cảm giác mệtmỏi mọi lúc.8. Tu tu, có suy nghĩ và hành vi Tu tu,luôn tìm cách làm tổn hại cơ thể. |
Chủ đề liên quan:
Alobacsi.vn cắt cụt chi đái tháo đường rối loạn tâm thần tháo đường trầm cảm trầm cảm ở người ĐTĐ