Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Tránh bị đái tháo đường thai kỳ khi mang thai to

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh đái tháo đường được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai.
Trước khi mang thai người mẹ không bị đái tháo đường, khác với người đái tháo đường mang thai là người mẹ đã bị đái tháo đường trước khi có thai. Người mẹ khi mang thai do sự tăng của các hormon trong cơ thể: Hormon của rau thai, progesteron, prolactin... làm tăng kháng insulin. Cùng với nhu cầu chuyển hóa tăng lên của cơ thể nên người phụ nữ có thai thường có hiện tượng tăng insulin máu.

Dinh dưỡng của bào thai hoàn toàn phụ thuộc vào sự cung cấp chất dinh dưỡng như glucose, axit amin... của người mẹ qua rau thai. Bình thường đảo tụy langerhans phát triển và hoàn thiện vào khoảng tuần thứ 10 - 11, bắt đầu tiết insulin vào tuần thứ 11 - 15 của thai kỳ. 
Việc thai nhi to hơn bình thường là do tăng quá mức vận chuyển glucose từ mẹ sang thai nhi trong khi đó insulin của người mẹ không qua rau thai. Lượng glucose này kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai nhi phát triển.

Mặt khác, do tăng tiết insulin cao hơn bình thường sẽ dẫn đến quá sản tế bào beta của tụy thai nhi. Cả hai tình trạng này dẫn đến tỷ lệ thai ch*t lưu tăng lên so với người bình thường và nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh cao (hạ đường huyết ở trẻ mới sinh). Đái tháo đường thai kỳ thường gặp hơn ở những phụ nữ nhiều tuổi (trên 25 tuổi), thừa cân, béo phì.

Tiền sử đẻ con to trên 4kg (đối với người Việt Nam có thể từ 3,6kg trở lên) là yếu tố nguy bị đái tháo đường. Như đã phân tích, người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ do đặc điểm thay đổi chuyển hóa nên con sinh ra thường có cân nặng cao.

Ảnh hưởng của người mẹ đái tháo đường thai kỳ không chỉ giới hạn đối với trẻ sau khi sinh mà còn có thể ảnh hưởng đến trẻ em lâu dài. Khi trưởng thành những trẻ em này dễ phát triển kháng insulin, thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh, suy hô hấp, nặng hơn gây rối loạn chuyển hóa sơ sinh: Hạ đường huyết, đa hồng cầu...

Đối với mẹ sẽ nặng thêm các bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu; Tăng nguy cơ nhiễm độc thai nhén. Người mẹ có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Vì vậy, khi mang thai nên có chế độ ăn uống hợp lý, người mẹ cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ, xét nghiệm nhằm phát hiện sớm đái tháo đường (nếu có).

Thông thường người ta làm test sàng lọc phát hiện đái tháo đường thai kỳ ở người phụ nữ mang thai tuần thứ 24 - 28. Đây là test tăng đường huyết tiến hành cho phụ nữ có thai.

Theo ThS-BS. Phan Hướng Dương (Bệnh viện Nội tiết TƯ)
Khoa học & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tranh-bi-dai-thao-duong-thai-ky-khi-mang-thai-to-n20544.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY