Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Tránh mặt sát thủ bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành được ví von là “sát thủ”, vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm, người hút Thu*c lá, người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá mỡ, tiểu đường, người béo phì, ít hoạt động thể lực, hay bị stress… Bạn có thể tự mình xác định mức độ nguy cơ mắc bệnh để có phương thức phòng ngừa thích hợp sớm.

Tim bơm máu đi nuôi cơ thể, và chính nó cũng được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu gọi là mạch vành. Bệnh mạch vành là tình trạng lớp nội mạc của mạch vành bị tổn thương, thường là do những mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch máu.

Càng ngày, mảng xơ vữa hình thành nhiều hơn càng khiến tim không nhận đủ máu nuôi dưỡng (thiếu máu cơ tim) gây ra triệu chứng đau thắt ngực, khó thở…

Nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc hoàn toàn (do mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, loét hoặc do hình thành cục máu đông) sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, có thể đưa tới choáng tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, tử vong…

Tự kiểm tra phát hiện bệnh

Trả lời những câu hỏi sau, bạn có thể biết mình có nguy cơ mắc hay không: bạn có hút Thu*c lá? bạn có thừa cân? (tự xác định nhờ chỉ số bmi: cân nặng (kg)/chiều cao (m)2, bmi ³ 25 là bạn thừa cân). huyết áp của bạn (có thể tự xác định bằng máy đo huyết áp điện tử). bạn có bệnh tiểu đường (đã khám và được chẩn đoán)? lượng cholesterol toàn phần, hdl cholesterol trong máu (làm xét nghiệm máu)? tiền căn bệnh mạch vành của người thân trong gia đình?

Bạn nằm trong nhóm nguy cơ thấp nếu có tất cả các yếu tố sau: không hút Thu*c lá; không thừa cân; huyết áp tâm thu < 120mmHg, huyết áp tâm trương < 80mmHg; không có bệnh tiểu đường; cholesterol toàn phần < 200mg/dL, HDL cholesterol > 40mg/dL; gia đình không có ai mắc bệnh mạch vành sớm (trước 55 tuổi).

Người trong nhóm nguy cơ thấp cần tiếp tục duy trì lối sống điều độ, lành mạnh, không cần can thiệp gì thêm. Bạn có nguy cơ cao nếu có một trong các yếu tố sau: đã được xác định có bệnh lý mạch máu; có bệnh tiểu đường týp 2; trên 65 tuổi và có ít nhất hai yếu tố nguy cơ nêu trên. Nếu không ở trong hai nhóm nguy cơ vừa kể, nguy cơ mắc bệnh mạch vành của bạn ở mức trung bình.

Điều trị: Phải tuỳ trường hợp cụ thể

Nếu bạn ở trong nhóm nguy cơ cao thì cần nhờ bác sĩ tim mạch kiểm tra, được tư vấn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bằng chế độ sinh hoạt, lối sống phù hợp, điều trị bằng Thu*c nếu cần. Nếu ở trong nhóm nguy cơ trung bình, bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn thay đổi lối sống.

Ngoài ra, có thể làm các xét nghiệm không xâm lấn (điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức, chụp phim CT đa lớp cắt dựng hình mạch vành…)

Điều trị phức tạp và tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể, từ nhẹ tới nặng mà có phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, như điều chỉnh lối sống, dùng Thu*c, can thiệp động mạch vành qua da (nong bằng bóng, đặt giá đỡ), phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Người cần khám bệnh định kỳ để theo dõi và có phương thức điều trị kịp thời. nếu có điều trị Thu*c, cần tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ.

Lối sống cho người bệnh mạch vành

Lối sống lành mạnh giúp ngăn chặn và làm chậm diễn tiến của bệnh mạch vành. Những biện pháp cần áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày: tuyệt đối không hút Thu*c lá; theo dõi và kiểm soát huyết áp; kiểm tra mức mỡ trong máu thường xuyên và giữ cholesterol máu không cao.

Nếu mắc bệnh tiểu đường thì cần điều trị và kiểm soát tốt mức đường huyết. Thường xuyên vận động và tập thể dục ở mức vừa sức (đi bộ ngắn, tập thái cực quyền…), tuy nhiên, cần tránh các hoạt động gắng sức nhiều, đột ngột (đi bộ nhanh, leo cầu thang…)

Có chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin. Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ (nội tạng động vật, tim, gan, thịt mỡ, bơ, lòng đỏ trứng, da gà, trứng cá…); ăn các loại rau tươi, hoa quả, các loại đậu và chế phẩm từ đậu nành, thịt nạc, cá, tôm…; hạn chế dùng trà đặc, càphê; ít ăn mặn; không uống rượu, bia… Tránh để thừa cân. Sống vui khoẻ, điều độ, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh để bị stress.

Trong sinh hoạt, nếu gặp tình trạng khó thở, đau ngực nhiều, cần nằm yên tại chỗ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh di chuyển, cố gắng giữ bình tĩnh, ngậm viên Risordan 5mg dưới lưỡi. Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nặng hơn, cần tới bệnh viện ngay.

AloBacsi.vn Theo BS. CK1 Ngô Bảo Khoa - Sài Gòn Tiếp Thị

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tranh-mat-sat-thu-benh-mach-vanh-n22049.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề...
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực).
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY