Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Trẻ bị đau mắt đỏ: Tất tần tật về dấu hiệu, nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng bệnh cho con cha mẹ nên biết

Đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan nhanh chóng nên dễ phát thành đại dịch. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ cần phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách để tnhanh chóng khỏi bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nội dung bài viết:

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em

Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà

Không tự ý dùng Thu*c khi không có chỉ định của bác sĩ

Nhỏ mắt bằng nước muối S*nh l*

Vệ sinh mắt cho trẻ hằng ngày

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mọi người

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em

Trẻ bị đau mắt đỏ chủ yếu do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.

Trẻ đau mắt đỏ do tiếp xúc với bạn bè hay những người xung quanh bị mắc căn bệnh này, đôi khi là do trẻ dùng chung khăn tắm, đồ chơi với trẻ bị bệnh hoặc đơn giản là do trẻ cầm nắm những vật dụng bị dính dịch tiết có chứa virus, vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, trẻ hay có thói quen dụi mắt. khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh sau đó trẻ đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến trẻ bị đau mắt đỏ.

Bệnh đau mắt đỏ tuy là bệnh lành tính nhưng không phải không có biến chứng. một số biến chứng của bệnh như: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, viêm mủ túi lệ,… nguy hiểm hơn có thể gây sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.

Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày nếu như được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách. do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý đến các triệu chứng của bệnh để phát hiện bệnh sớm, đưa trẻ đến khám tại các cơ sở mắt chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị.

Trẻ có cảm giác cộm, xốn, đau, nóng, ngứa hay nặng mi, sợ ánh sáng và chảy nước mắt, mắt đổ ghèn nhầy có thể gây dính mi, nhất là lúc thức dậy vào buổi sáng. Chất tiết ghèn có thể là mủ trắng sữa, vàng nhạt hay xanh nhạt; Có thể đặc hay lỏng; Sau khi lau sẽ xuất hiện lại rất nhanh.

Thường xảy ra ở một bên, vài ngày sau lan sang mắt bên kia, cũng có thể ở hai mắt cùng một lúc.

Trẻ nhỏ quấy khóc, khó chịu

Đôi khi trẻ cũng có biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, nổi hạch…

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà

Trẻ bị đau mắt đỏ là căn bệnh dễ lây lan, có thể bùng phát thành dịch. do đó, nếu trẻ bị bệnh cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để chăm sóc, điều trị và tránh lây cho những trẻ nhỏ khác.

Hiện nay chưa có Thu*c đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh đau mắt đỏ. việc điều trị chủ yếu là để giảm triệu chứng và tăng cường sức đề kháng ở trẻ để chống lại với virus.

Cha mẹ thường bối rối và lo lắng không biết trẻ bị đau mắt đỏ phải làm sao. dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ ở nhà:

Không tự ý dùng Thu*c khi không có chỉ định của bác sĩ

Mắt là cơ quan nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. do đó, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý nhỏ Thu*c, nhỏ sữa hay đắp lá vào mắt trẻ như lá trầu, lá dâu…điều này sẽ làm mắt trẻ bị tổn thương nặng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ về loại Thu*c nhỏ mắt cho con vì mỗi người sẽ phù hợp với mỗi loại Thu*c khác nhau, không dùng Thu*c của người khác để nhỏ mắt cho bé.

Nhỏ mắt bằng nước muối S*nh l*

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ có thể nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối S*nh l* (nacl 0,9%) khoảng 5 - 7 lần một ngày. ngoài ra khi trẻ bị bệnh, cha mẹ hay người thân trong nhà cũng cần nhỏ mỗi ngày 3 - 5 lần để phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan.

Lưu ý: Mỗi thành viên dùng riêng một lọ nước muối S*nh l*, không dùng chung kể cả những người không có bệnh.

Vệ sinh mắt cho trẻ hằng ngày

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mỗi ngày bạn nên lau rửa ghèn, gỉ mắt cho con ít nhất 2 lần bằng khăn ẩm hoặc bông sạch. các bước vệ sinh mắt như sau:

Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.

Chuẩn bị nước muối S*nh l*, 2 miếng gạc vô khuẩn sử dụng cho 2 mắt. Nếu mắt bé bị đỏ một bên thì cần phải chú ý vệ sinh cẩn thận, tránh virus gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với bên mắt còn lại.

Dùng nước muối S*nh l* thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

Sau đó lau lại cho con bằng khăn ấm. Mẹ cho bé dùng khăn riêng và khăn sau khi mỗi lần sử dụng cần được giặt sạch và phơi khô.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mọi người

Trẻ bị bệnh cần được cho nghỉ học ở nhà, không đến nơi công cộng để tránh lây lan. ngoài ra, bạn cũng không nên để trẻ ôm, hôn người khác vì bệnh đau mắt đỏ thường lây lan qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay…

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Đây là việc làm quan trọng nhất bởi điều này có thể giúp trẻ giảm bớt mệt mỏi, ít bị mất sức và bệnh sẽ không có nguy cơ diễn tiến thành những biến chứng nặng nề

Khi trẻ bị đau mắt đỏ mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất. bổ sung vitamin c sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, xoa dịu những cảm giác nóng rát khi mắt bé bị đỏ. vitamin c có nhiều trong cam, dâu tây và hạnh nhân.

Các thực phẩm bổ sung vitamin a, b12, d cũng rất tốt cho bé bị đau mắt đỏ như rau cải xanh, rau bina,...ngoài ra những thực phẩm chứa beta-carotene như bí đỏ, đu đủ,...cũng rất tốt cho bé giúp ngăn ngừa bệnh phát triển.

Mẹ cũng hãy nhớ cho trẻ uống đủ nước, nếu trẻ còn bú mẹ thì cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt. bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa…vào thời điểm này, cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng yếu nên rất dễ khiến bệnh bùng phát.

Do đó, khi gần vào mùa dịch, cha mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ bằng cách:

Thường xuyên rửa tay cho bé, đảm bảo vệ sinh cá nhân.

Dùng riêng vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm...

Dùng nước muối S*nh l* rửa mắt cho trẻ từ 1 đến 3 lần mỗi ngày.

Giặt sạch khăn bằng xà phòng, phơi khô dưới ánh nắng hàng ngày.

Không dùng tay dụi mắt.

Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho bé

Khi vào mùa dịch, hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, đi bơi, tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Trẻ bị đau mắt đỏ là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, có thể làm suy giảm thị lực của trẻ nếu như cha mẹ không biết chăm sóc đúng cách. do đó, khi trẻ có các triệu chứng của bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo An Nhiên/ Phụ nữ Sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/tre-bi-dau-mat-do-tat-tan-tat-ve-dau-hieu-nguyen-nhan-cach-cham-soc-va-phong-benh-cho-con-cha-me-nen-biet-349459)

Tin cùng nội dung

  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY