Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trẻ bị tiêu chảy thì xử lý thế nào?

Khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ cần biết cách xử lý để trẻ không bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Triệu chứng thường gặp của tiêu chảy ở trẻ em

Trẻ bị tiêu chảy thì xử lý thế nào?

Ảnh minh họa.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường là đi tiêu phân lỏng nước, mùi hôi tanh. bé thường biểu hiện mệt, quấy khóc nhiều, nôn... số lần đi ngoài của trẻ có thể gấp đôi so với bình thường. trẻ thường xuyên thấy đau thắt bụng, khó ngủ khi bị bệnh tiêu chảy.

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng của trẻ và thời gian bệnh của trẻ. đối với các bé mắc bệnh tiêu chảy cấp, thời gian bệnh có thể là 7-14 ngày. ngoài việc theo dõi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để xác định đúng bệnh, nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em.

Những yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường gặp vào mùa hè hay gặp các bệnh lý do tiêu chảy nhiễm khuẩn, vào mùa đông xuân hay gặp các bệnh lý tiêu chảy do virus (rotavirus). thêm vào đó, những yếu tố sau đây được xem là tăng nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ:

Thường xuyên cho trẻ ăn uống bên ngoài, đồ ăn không hợp vệ sinh.

Bú bình không đảm bảo vệ sinh.

Nguồn nước không đảm bảo.

Dụng cụ hoặc khâu chế biến thiếu sạch sẽ, nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Quá trình vệ sinh cho trẻ chưa đúng cách.

Thói quen không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc trước khi chế biến thức ăn.

Chăm sóc trẻ tại nhà thế nào?

Những trẻ mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trẻ mất nước vừa thì tuỳ theo tình trạng chung của trẻ có thể được chữa tại nhà có hướng dẫn của thầy Thu*c hoặc nhập viện điều trị. Những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải nhập viện điều trị.

Những việc cần làm khi trẻ bị tiêu chảy

Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì, 1 gói pha trong đúng 1 lít nước đun sôi để nguội hoặc loại gói nhỏ thì pha đúng 200ml). cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng; tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây. nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường

Những sai lầm cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy

Một số bà mẹ sai lầm là khi trẻ tiêu chảy lại không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng dẫn đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng càng nguy hiểm hơn; sai lầm thứ hai là tự ý dùng Thu*c kháng sinh. ngày nay, các công trình nghiên cứu về tiêu chảy chứng minh rằng trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hoá. hơn nữa phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virut nên dùng kháng sinh hoàn toàn vô ích mà còn làm trẻ mệt thêm. vì vậy, chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

Vậy khi nào cần truyền dịch: trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải. Tuy nhiên, việc truyền dịch phải được tiến hành tại cơ sở y tế do bác sĩ thăm khám chỉ định và theo dõi để tránh các tai biến có thể gặp khi đang truyền.

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/tre-bi-tieu-chay-thi-xu-ly-the-nao-51116.html

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tre-bi-tieu-chay-thi-xu-ly-the-nao/20210302100030795)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY