Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trẻ em mắc bệnh T*nh d*c tăng mạnh, bài học cảnh tỉnh các bậc cha mẹ

Hiện tượng lạm dụng trẻ em cùng sự thiếu hiểu biết về chăm sóc trẻ là nguyên nhân chính lây bệnh đường T*nh d*c cho những đứa trẻ.

Hiện tượng lạm dụng trẻ em cùng sự thiếu hiểu biết về chăm sóc trẻ là nguyên nhân chính lây bệnh đường T*nh d*c cho những đứa trẻ.

Theo BS CK2 Nguyễn Thị Thanh Thơ, phó trưởng khoa Lâm sàng 3, bệnh viện (BV) Da Liễu TP. HCM, BV thường xuyên tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị bệnh lây qua đường T*nh d*c được các BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2... chuyển qua. Các bé này bị lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.

Bác sĩ Thanh Thơ đang khám cho bệnh nhân. Ảnh: SGGP

Theo thống kê của BV, trong năm 2015, nơi này đã điều trị cho 28 trường hợp trẻ bị bệnh lây qua đường T*nh d*c. Tuy nhiên đến năm 2018, con số này tăng lên 85 trường hợp. Đặc biệt, chỉ trong 11 tháng năm 2019, số trẻ mắc loại bệnh này lên đến 146 trường hợp.

Các nguyên nhân trẻ bị bệnh được ghi nhận là do cha mẹ bị bệnh trong quá trình vệ sinh vô tình truyền virus cho con, trẻ bị xâm hại T*nh d*c, lây từ mẹ sang con và đôi khi là các bé mắc bệnh do tự nguyện quan hệ T*nh d*c.

Chăm sóc trẻ đúng cách để ngăn ngừa lây bệnh đường T*nh d*c.

Mới đây, khoa Lâm sàng 3, BV Da Liễu TPHCM tiếp nhận một bé gái tên N.T.Q.N. (6 tuổi ở Bình Phước) đến thăm khám trong tình trạng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt kèm theo những đợt sốt cao, V*ng k*n có nhiều huyết trắng... Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị bệnh lậu.

Trước đó, bé trai L.G.B. (18 tháng tuổi, ngụ ở quận 7) được bố mẹ đưa đến khám khi thấy hậu môn xuất hiện các nốt sần. Qua thăm khám, bác sĩ (BS) nhận định bé mắc bệnh sùi mào gà. Khai thác bệnh sử được biết bố của bé có bị sùi mào gà, trong quá trình vệ sinh cho bé vô tình đã truyền virus qua cho con.

Trường hợp em N.T.T. (15 tuổi, Đồng Tháp) lại bị lây bệnh do tự nguyện quan hệ T*nh d*c. T. được người nhà đưa vào kBkV khám với biểu hiện bàn tay và hậu môn xuất hiện các vết loét. Kết quả xét nghiệm T. bị bệnh giang mai. T. thú nhận có quan hệ T*nh d*c đồng tính với một bạn trai quen trên mạng mà không dùng biện pháp an toàn nào.

Từ những trường hợp kể trên, BS Thơ lý giải bệnh lây qua đường T*nh d*c ở trẻ em có thể khác nhau tùy theo lứa tuổi.

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có thể bị lây bệnh T*nh d*c từ trong bào thai.

Ở trẻ dưới 2 tuổi có thể bị lây từ trong bào thai, sinh nở hoặc do người thân mắc bệnh vệ sinh không kỹ trước khi chăm sóc bé. Từ 2-10 tuổi, lạm dụng T*nh d*c có thể xem là đường lây truyền bệnh chính. Còn trẻ ở độ tuổi dậy thì, hoạt động T*nh d*c tự nguyện và lạm dụng T*nh d*c là con đường lây truyền chính.

"Khi nhiễm bệnh, thường các em không nhận biết được hoặc giấu gia đình đến điều trị tại các cơ sở thiếu uy tín dẫn đến bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị", BS Thơ phân tích.

Để bảo vệ trẻ em trước các bệnh lây qua đường T*nh d*c, đối với phụ nữ, nếu đã lên kế hoạch có con, cần đi khám để phát hiện các bệnh lý phụ khoa, bệnh lây qua đường T*nh d*c.

Khi có thai, nên có chế độ khám thai và làm xét nghiệm tầm soát các bệnh lây qua đường T*nh d*c định kỳ để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh các hậu quả trầm trọng có thể xảy ra cho cả thai nhi và người mẹ; người lớn trước khi vệ sinh cho trẻ cần vệ sinh tay sạch sẽ, tránh truyền virus qua cho trẻ.

Đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, cha mẹ cần dạy bé các kỹ năng như giữ khoảng cách với người lạ, tránh xa nơi vắng vẻ, không được để người lạ đụng chạm vào cơ thể, đặc biệt với V*ng k*n thì chỉ có mẹ, bà, bác sĩ khám bệnh mới được đụng vào; đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ và nhà trường nên trang bị kiến thức về giới tính để trẻ tự bảo vệ chính mình.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/tre-em-mac-benh-tinh-duc-tang-manh-bai-hoc-canh-tinh-cac-bac-cha-me-a306703.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY