Kinh tế xã hội hôm nay

Trẻ em tìm hiểu Luật Trẻ em để tự bảo vệ mình

Ngày 18/1, tại trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội), Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức vòng chung kết và tổng kết, trao giải cuộc thi Tìm hiểu Luật Trẻ em trực tuyến.

Cuộc thi "tìm hiểu luật trẻ em" là sân chơi bổ ích, giúp các em trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo vệ, chăm sóc, phòng chống tại nạn thương tích, xâm hại, bạo lực học đường, góp phần tuyên truyền trong đội viên, thiếu niên, nhi đồng về luật trẻ em năm 2016, đồng thời, nâng cao nhận thức của các cấp bộ đoàn, hội đồng đội các cấp, thiếu nhi và toàn xã hội về các quyền và bổn phận của trẻ em.

Các em học sinh tham dự vòng chung kết cuộc thi "Tìm hiểu Luật Trẻ em"

Cuộc thi "tìm hiểu luật trẻ em" bằng hình thức trực tuyến dành cho các em học sinh tiểu học, trung học cơ sở (từ lớp 3 đến lớp 9) có 5 nội dung: công ước của liên hiệp quốc về quyền trẻ em; luật trẻ em năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; các kỹ năng cần thiết để phòng, chống T*i n*n, thương tích, xâm hại trẻ em và bạo lực học đường; các hành vi vi phạm quyền trẻ em và chế tài xử phạt theo quy định của pháp luật; các văn bản của trung ương đoàn về triển khai thực hiện luật trẻ em, tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em…

Theo Ban Tổ chức, đã có 63/63 tỉnh, thành phố đã triển khai, hưởng ứng tham gia cuộc thi với hơn 310 ngàn học sinh đăng ký và gần 220 nghìn thí sinh tham gia dự thi. Nhiều tỉnh, thành phố đã có sự chủ động, tích cực trong tuyên truyền, tạo điều kiện cho các thí sinh tham gia dự thi với số lượng dự thi đông, chất lượng các bài dự thi tốt như: TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Dương, Quảng Nam… Ở vòng bán kết, đã có 623 thí sinh tham gia dự thi. Căn cứ kết quả vòng thi bán kết, Ban Tổ chức đã lựa chọn 60 thí sinh xuất sắc nhất đại diện cho 30 tỉnh, thành phố tập trung về Thủ đô Hà Nội tham gia vòng chung kết cuộc thi

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn và Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà trao giải Nhất cho 2 thí sinh.

Kết quả, tại vòng chung kết, Ban Tổ chức đã trao 2 giải Nhất cho em Trần Nguyễn Linh Như (Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, tỉnh Đắk Lắk) và Mai Thị Thanh Ngân (Trường Trung học cơ sở Võ Lao, tỉnh Phú Thọ). Ban Tổ chức cũng trao 4 giải Nhì, 6 giải Ba, 48 giải Khuyến khích cho các thí sinh và 6 giải thưởng phong trào, 5 giải tập thể cho địa phương có số thí sinh tham gia đông nhất, chất lượng bài thi tốt.

Phát biểu tại lễ tổng kết và trao giải, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn khẳng định, Đảng và nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng trẻ em, luôn dành sự quan tâm và những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em, vì trẻ em là tương lai của gia đình, tương lai của dân tộc và của đất nước. Trẻ em xứng đáng được nhận những điều tốt đẹp nhất, được sự chăm lo quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là của những người thân yêu trong gia đình.

Theo ông nguyễn anh tuấn, trẻ em ngày nay sống trong thời đại có rất nhiều thông tin, nên cần tìm hiểu luật trẻ em để biết cách tự bảo vệ mình. các cấp, các ngành và toàn thể xã hội đã và đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động để các em tìm hiểu đầy đủ hơn về luật trẻ em, về quyền và bổn phận của mình, những phương pháp để tự bảo vệ bản thân.

Bí thư thứ nhất trung ương đoàn nguyễn anh tuấn mong rằng cuộc thi trực tuyến không chỉ dừng lại ở việc tổng kết và trao giải, mà sẽ tiếp tục mở ra những phương thức, những cơ hội và là những công cụ để các em có thể tìm hiểu đầy đủ hơn nữa về luật trẻ em, về quyền, nghĩa vụ bổn phận của mình. đồng chí nguyễn anh tuấn kêu gọi toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Phú Văn

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/tre-em-tim-hieu-luat-tre-em-de-tu-bao-ve-minh-596202.html)

Tin cùng nội dung

  • Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34
  • Bạo lực học đường, xâm hại T*nh d*c đang đang len lỏi quá sâu vào các trường học khiến phụ huynh, nhà trường đau xót và để lại những dấu ấn hoang mang với những cô cậu tuổi học trò…
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY