Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm COVID-19 nặng hơn các đối tượng khác

Nghiên cứu mới nhất về trẻ em liên quan đến SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 cung cấp bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh hoặc bệnh nặng cao hơn các đối tượng khác.

Trẻ Mỹ có tỷ lệ nhập viện cao hơn nhiều so với bất kỳ nhóm trẻ ở độ tuổi khác. Trong số 95 trẻ sơ sinh, 62% phải nhập viện. Tỷ lệ ước tính dành cho trẻ em từ 1 đến 17 tuổi là 14%.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, đây là nghiên cứu lớn nhất về trẻ em bị nhiễm COVID-19 cho đến nay, trong đó xem xét hơn 2.500 ca nhiễm COVID-19 ở trẻ em dưới 18 tuổi ở Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày 12/1 đến ngày 2/2.

Nhìn chung, dữ liệu cho thấy trẻ em ít có khả năng phát triển các triệu chứng COVID-19 hơn người lớn. Trong tất cả các trường hợp nhiễm ở Mỹ, chỉ có 1,7% là trẻ em, trong khi trẻ em chiếm 22% dân số nước Mỹ.

Trẻ sơ sinh chưa có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ như người lớn.

Trong số đó, chỉ 73% trẻ bị sốt, ho hoặc khó thở. Trong khi đó, 93% người lớn có các triệu chứng này trong cùng khung thời gian, trong độ tuổi từ 18-64.

Những con số này hỗ trợ nghiên cứu trước đây từ CDC Trung Quốc về việc hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 đều bị nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Tuy nhiên, một số trẻ em bị nhiễm nặng và 147 bệnh nhân trong nghiên cứu mới của CDC phải nhập viện, trong đó có 5 trẻ được chăm sóc đặc biệt và đã xuất hiện 3 bệnh nhân là trẻ em Tu vong.

Tiến sĩ Yvonne Maldonado, người đứng đầu ủy ban về các bệnh truyền nhiễm tại Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết: "Chúng tôi biết rằng các phản ứng miễn dịch của trẻ em phát triển theo thời gian. Năm đầu đời, trẻ không có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ như trẻ lớn hơn và người lớn. Vì vậy, đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có khả năng bị bệnh nặng hơn các đối tượng khác.

Minh Nhật

(Theo sciencealert)

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e8ebd65f8ec6e0525018582)

Tin cùng nội dung

  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Vừa chào đời, bé Nguyễn Hồng Vũ đã mắc chứng ly thượng bì bọng nước bẩm sinh khiến khắp cơ thể lở loét và bị cha mẹ bỏ rơi. Câu chuyện của bé trai tội nghiệp ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Ung thư tinh hoàn ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cũng như sức khỏe nam giới. Đặc biệt, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY