Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Trẻ sơ sinh dùng kháng sinh dễ mắc các bệnh dị ứng

Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nhi khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA Pediatrics), những trẻ sơ sinh được cho dùng Thu*c kháng sinh dễ phát triển các dạng bệnh dị ứng khi lớn lên.

Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nhi khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA Pediatrics), những trẻ sơ sinh được cho dùng Thu*c kháng sinh dễ phát triển các dạng khi lớn lên.

Ảnh: NYT

Để đi đến kết luận trên, các chuyên gia ở Đại học Uniformed Services (Mỹ) đã phân tích hồ sơ y khoa của của 798.426 trẻ em chào đời trong giai đoạn 2001-2013. Trong đó, họ rà soát những trẻ đã được cho dùng penicillin, penicillin cùng với chất ức chế B-lactamase, cephalosporin, sulfonamide hoặc macrolide trong 6 tháng đầu đời. Họ cũng tìm hiểu xem sau 6 tháng tuổi, những trẻ nào được chẩn đoán bị dị ứng - bao gồm dị ứng thức ăn, sốc phản vệ, hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc.

Các chuyên gia phát hiện rằng những loại kháng sinh kể trên có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc dị ứng về sau ở trẻ nhỏ. Cụ thể, nguy cơ thấp nhất khi trẻ dùng sulfonamide và cao nhất khi dùng penicillin. “Việc dùng kháng sinh đã làm tăng nguy cơ mắc dị ứng về sau cho trẻ sơ sinh, từ 8% nguy cơ dị ứng thực phẩm đến 47% nguy cơ mắc bệnh hen suyễn” - tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Cade Nylund, cho biết thêm.

Theo Tiến sĩ Purvi Parikh - một chuyên gia dị ứng và miễn dịch học tại Trung tâm Y tế NYU Langone Health (Mỹ), mối liên hệ giữa kháng sinh và tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ nhỏ có thể là do loại Thu*c này không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt luôn các vi khuẩn “tốt” mà hệ miễn dịch cần để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh dị ứng hoặc tự miễn. Tuy vậy, bà Parikh lưu ý rằng nghiên cứu chỉ mới cho thấy mối liên hệ chứ chưa khẳng định quan hệ “nhân-quả” giữa kháng sinh và dị ứng. Do đó, nếu trẻ thật sự cần kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn thì vẫn phải sử dụng, chứ không nên từ chối vì lo ngại nguy cơ mắc dị ứng.

AN NHIÊN (Theo CNN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/tre-so-sinh-dung-khang-sinh-de-mac-cac-benh-di-ung-a116502.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY