Dáng đẹp hôm nay

Trên người con gái bỗng bốc mùi hôi khó chịu, đưa đi khám mẹ hoảng hốt biết nguyên nhân

Bà mẹ lo lắng khi đã tắm và vệ sinh sạch sẽ cho con nhưng thứ mùi hôi thối ấy vẫn không mất đi.

Trẻ nhỏ luôn tò mò và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Chúng đồng thời cũng chưa ý thức được điều gì có thể gây nguy hiểm cho bản thân. Chính vì thế mà nhiều T*i n*n không mong muốn đã xảy ra với bé.

Cách đây không lâu, một bà mẹ người Hồ Nam, Trung Quốc đã đưa con gái 3 tuổi tới khám tại bệnh viện Khoa Tai mũi họng tại Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em tỉnh Hồ Nam. Nguyên do bởi cô đột nhiên thấy trên người con gái có mùi hôi rất khó chịu. Cho dù bé tắm và vệ sinh sạch sẽ đến đâu cũng không mất đi thứ mùi hôi thối ấy.


Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có một dị vật mắc trong mũi của cô bé. Đó là một vật có hình dạng như chiếc đinh ốc, dài khoảng 3-5cm. Khi dị vật được lấy ra khỏi mũi đứa trẻ cũng kéo theo mùi hôi nồng nặc khiến người mẹ phải kinh hãi.

Chính việc dị vật ấy mắc kẹt trong mũi bé gái lâu ngày đã gây viêm nhiễm dẫn đến mùi hôi khó chịu.

Mắc dị vật trong mũi là một T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Đa phần là khi chúng chơi đùa bị những đứa trẻ khác hoặc chính bản thân bé nhét vào mũi các loại đậu đỗ, hạt trái cây, giấy vo viên, đồ chơi bằng nhựa... nhưng lại không thể tự mình lấy ra được.

Điều đáng nói là sự việc không được trẻ nhỏ nói với người lớn, cha mẹ cũng không phát hiện ra. Sau đó ở trẻ sẽ xuất hiện tình trạng tương tự cảm mạo (chảy nước mũi, sốt...) và cha mẹ liền điều trị chứng cảm mạo cho con.

Khi tình trạng của bé không thuyên giảm họ mới đưa con đến bệnh viện, lúc này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vừa gây khó khăn cho bác sĩ khi loại bỏ dị vật.

Để đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ cần hết sức lưu ý:

- Các bậc cha mẹ phải đặc biệt chú ý tới con vì trẻ nhỏ luôn tò mò với mọi thứ mới lạ xung quanh mình. Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên đặt những đồ vật có thể gây nguy hiểm, đồ sắc nhọn, đồ nhỏ có thể cho vào miệng cách xa tầm tay con. Chúng vừa nhỏ làm trẻ dễ cho vào mũi, miệng gây hóc dị vật.

Đồng thời pin chứa chất kiềm, nếu bị nhét vào khoang mũi, nuốt vào dạ dày thì chất kiềm sẽ ăn mòn niêm mạc, gây ra tổn thương nặng nề cho trẻ.

- Cha mẹ nên giảng giải và cảnh báo cho con về những đồ vật sẽ gây nguy hiểm tới bé. Tùy theo độ tuổi bé, cha mẹ nên chọn những loại đồ chơi không dễ tháo rời thành các bộ phận nhỏ cho con. Nếu con đã có nhận thức, người lớn phải dặn dò trẻ thông báo ngay với cha mẹ nếu trót nuốt hoặc nhét dị vật vào mũi, tai.

- Phụ huynh hãy để tâm quan sát, kịp thời phát hiện những hiện tượng khác lạ ở con và lập tức đưa bé tới bệnh viện, để kịp thời kiểm tra, xử lý nếu chẳng may bé bị hóc, nuốt dị vật hay mắc kẹt dị vật.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/tren-nguoi-con-gai-bong-boc-mui-hoi-kho-chiu-dua-di-kham-me-hoang-hot-biet-nguyen-nhan-1595412264836.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY