Khô hay nứt gót chân tuy là vấn đề nhỏ nhưng lại khiến cho bạn cảm thấy tự ti khi mang những đôi giày hở mũi, hở gót hay dép. Có thể hơi khó tin nhưng vết nứt có thể gây biến chứng nghiêm trọng như nhiễm nấm hay viêm, loét chân.
Hơn nữa, nếu những vết nứt này không được điều trị, lớp bảo vệ da bong tróc, da thịt sẽ bị tổn thương hơn. Và bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn khi biết độ nguy hiểm mà vi khuẩn gây ra khi chân bạn bị nứt, đặc biệt vào mùa hè.
Đầu tiên phải kể đến chanh tươi. Để làm mềm vùng da thô ráp trên khuỷu tay và gót chân, bạn chỉ cần dùng chanh chà xát da thô ráp rồi ngâm trong nước muối để giữ độ ẩm cho da. Ngâm chân vài phút sau đó rửa sạch và dùng kem.
Dầu dừa cũng là một phương pháp hay. Một nghiên cứu về dầu dừa đã chỉ ra rằng sau 8 tuần sử dụng, vùng da của người tham gia nghiên cứu đã có thể giữ ẩm tốt hơn. Hơn nữa, sau 2 tháng, các bệnh nhận tham gia nghiên cứu đã giảm hẳn 68% bệnh viêm da dị ứng.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng dầu dừa cũng là một chất chống nấm và kháng khuẩn rất hiệu quả. Vì thế, đây rõ ràng là một phương thức khắc phục vùng da khô, nứt ở gót chân cực kì hoàn hảo. Để có kết quả tốt nhất, bạn bôi dầu dừa nguyên chân lên chân, mang vớ vào rồi để qua đêm.
Sữa không chỉ là đồ uống có lợi cho sức khỏe mà nó còn có tác dụng trị thô ráp, nứt gót chân cực hiệu quả bởi trong sữa có chứa nhiều vitamin A và hàm lượng axit lactic. Để chữa khô, nứt gót chân bằng sữa, bạn pha 240ml sữa với 1,2 đến 1,6 lít nước ấm. Ngâm chân khoảng 15 phút rồi chà để loại bỏ da ch*t.
Hay như nghệ tươi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hiệu quả điều trị nấm ở bàn chân. Chỉ cần trộn 3 muỗng canh bột nghệ và vài giọt dầu dừa, bạn sẽ có một hỗn hợp sền sệt. Bôi hỗn hợp này lên chân và để khoảng 30 phút rồi mới rửa sạch. Nếu thực hiện đều đặn, bạn sẽ có được bàn chân xinh.
Có thể bạn quan tâm
Theo Khỏe & Đẹp
Chủ đề liên quan:
bàn chân thô ráp cách điều trị nứt gót chân cách loại bỏ da chết cách trị chân thô ráp nứt gót chân