Mục tiêu hàng đầu trong điều trị các bệnh lý xương khớp là ngăn chăn, làm chậm quá trình thoái hóa của sụn và xương dưới sụn. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử đã mở ra xu hướng dự phòng và điều trị trúng đích, an toàn hơn cho người bệnh xương khớp.
Không nên lạm dụng Thu*c giảm đau!Với mục đích điều trị an toàn, hiệu quả lâu dài, người bệnh xương khớp được khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng Thu*c giảm đau dài ngày hay những sản phẩm không rõ nguồn gốc, chưa có nghiên cứu, kiểm chứng lâm sàng về tác dụng cho xương khớp.Thực tế tình trạng khám chữa bệnh cho thấy, việc lạm dụng nhóm Thu*c giảm đau kháng viêm trong điều
trị bệnh xương khớp hiện này là khá phổ biến. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Oxford (Mỹ) đã chỉ ra, có 60% người bệnh xương khớp tự ý dùng Thu*c bổ sung hoặc thay thế mà không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai thì con số này lên đến 75%.Việc tự ý sử dụng những loại Thu*c này trong thời gian dài và liều cao khiến bệnh nhân xương khớp có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng khôn lường lên hệ tim mạch, hệ tiêu hóa gây viêm loét, chảy máu dạ dày, thậm chí mục xương… Hơn thế nữa, giảm đau một cách bừa bãi càng khiến việc điều
trị bệnh xương khớp càng khó khăn, tốn kém và kéo dài hơn.
Mối liên hệ mật thiết giữa sụn và xương dưới sụn trong các bệnh lý xương khớpTrong quá trình điều
trị bệnh xương khớp, bên cạnh việc điều trị triệu chứng (nhằm cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, tăng khả năng vận động), việc điều trị cơ bản đóng vai trò quan trọng, nhằm làm chậm diễn tiến tự nhiên của bệnh. Theo đó, phương pháp này tập trung ngăn chặn, làm chậm quá trình thoái hóa, hư tổn của sụn khớp và xương dưới sụn.Sụn và xương dưới sụn là những vị trí tổn thương đặc trưng của tình trạng xương khớp thoái hóa. Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, thậm chí trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm. Nếu các tổn thương tại sụn khớp và xương dưới sụn không được xử lý sớm, tình trạng viêm sẽ nhanh chóng nặng lên và lan rộng, gây đau, sưng tấy, làm hạn chế khả năng vận động, sinh hoạt.Vì vậy, người bệnh cần có ý thức chăm sóc và bảo vệ từ sớm cho sụn và cả vùng xương dưới sụn bằng các phương pháp an toàn, khoa học nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của gai xương, biến dạng khớp, dính khớp...
Bảo vệ khớp toàn diện bằng dưỡng chất sinh học thế hệ mới Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã có bước tiến quan trọng trong việc trì hoãn, giảm nhẹ bệnh xương khớp khi phát minh ra dưỡng chất sinh học PEPTAN chuyên biệt cho xương khớp. PEPTAN được đánh giá cao bởi đặc tính an toàn, nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên, tính sinh học cao, tác động trúng đích đến sụn và xương dưới sụn. Nhờ vậy, dưỡng chất PEPTAN có thể sử dụng trong điều trị phối hợp, kéo dài mà không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến dạ dày, đảm bảo tính an toàn cho bệnh nhân xương khớp khi điều trị lâu dài.PEPTAN là loại peptide cao cấp, chứa nhiều loại acid amin quý với độ tinh chiết cao mà không thể tìm thấy trong các loại protein khác. Các nghiên cứu cho thấy, hơn 90% thành phần của PEPTAN được tiêu hóa và hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi uống. PEPTAN nhanh chóng có mặt tại các mô liên kết, đẩy nhanh quá trình phục hồi mô sụn tại các khớp như làm tăng gấp 3,2 lần lượng Collagen tuýp 2 và 3,6 lần lượng Aggrecan. Bên cạnh đó, dưỡng chất sinh học thế hệ mới này còn kích thích tế bào tạo xương sản sinh xương mới, cạnh tranh với quá trình hủy cốt bào, làm gia tăng mật độ khoáng chất và độ bền của xương.Một khi được chăm sóc tốt và điều trị đúng, người bệnh xương khớp mới có thể làm chậm diễn tiến bệnh, ngăn chặn các biến chứng, duy trì sức khỏe xương khớp và chất lượng cuộc sống dài lâu.
PGS-TS-BS Nguyễn Vĩnh Ngọc (
Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội)