Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Chỉ với nước, dưa chuột hay chanh, bạn sẽ có thể giảm các cơn đau buốt khó chịu do chứng viêm đường tiết niệu gây ra.

Nếu bạn đã trải những cơn đau buốt bụng dưới và cảm giác ngồi hàng giờ trong nhà vệ sinh nhưng không đi được, thì bạn sẽ hiểu một liệu pháp đơn giản tại nhà cho căn bệnh này là cần thiết đến mức nào.

Viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo. Điều này có thể bị gây ra bởi nhiều cách, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là do bạn nhịn đi tiểu nhiều lần.

Để tránh tình trạng trở nên ngày càng nghiêm trọng, đến mức một vài ngày bạn mới có thể đi tiểu và kèm theo đó là những cơn đau buốt, thì bạn nên thực hiện theo một trong những biện pháp dưới đây:

1. Uống thật nhiều nước

Điều này nghe có vẻ quá … tầm thường so với một phương Thu*c tuyệt vời, nhưng đây lại là điều cực kỳ quan trọng mà bạn phải, nên và cần làm khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu. Nó có thể đầy lùi vi khuẩn và đặc biệt quan trọng hơn là nó thúc đẩy bạn đi tiểu.

Chuẩn bị: một cốc nước mát lớn.

Thực hiện: Uống thật nhiều nước mát, nên uống 8 cốc nước lớn mỗi ngày hoặc nhiều hơn càng tốt. Nước sẽ giải phóng bạn khỏi các cơn đau khó chịu và đem lại sự thoải mái.

2. Đi tiểu

Đây có vẻ là một giải pháp mà ai cũng biết. Bởi lẽ như đã nói ở trên thì việc nhịn đi tiểu chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng này vì vậy, không còn lý do gì để bạn giữ sự khó chịu đó trong người. Vì vậy để giảm nguy cơ bị mắc bệnh, tốt nhất bạn nên đi tiểu thường xuyên hơn. Ngoài ra, khi bạn đã thấy có các biểu hiện của những cơn đau, tốt nhất bạn nên duy trì đi vệ sinh đều đặn, dù đau tuy nhiên bạn thải ra càng nhiều thì cơ hội phục hồi càng tăng.

3. Uống soda

Tất nhiên không phải là các loại nước giải khát có ga và đường, nó chỉ là soda từ baking soda (Muối nở). Baking soda là chất kiềm kỳ diệu có thể giúp trung hòa axit và giảm nồng độ axit trong nước tiểu của bạn. Nếu bạn phải chống lại những cơn mắc tiểu đau rát, baking soda sẽ giúp bạn giảm sự khó chịu.

Chuẩn bị: 1 thìa cà phê baking soda, khoảng 240ml nước.

Thực hiện: Khuấy đều baking soda vào nước đến khi tan hết, uống cạn cốc nước như vậy vào mỗi nuổi sáng. Không nên uống liên tục trong hơn 1 tuần hoặc nếu bạn đang tránh muối vì baking soda có lượng natri cao.

 4. Nước mùi tây

Nước mùi tây có thể giảm tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng tốc độ lành bệnh bởi lẽ nó hoạt động như một phương Thu*c lợi tiểu.

Chuẩn bị: khoảng 90g rau mùi tây tươi hoặc 2 thìa canh rau mùi tây khô, 240 đến 480 ml nước.

Thực hiện: Đun nước sôi và thêm mùi tây. Đun nhỏ lửa trong khoảng 6 đến 10 phút. Lọc lá ra và uống nước còn lại khi còn nóng. Nếu là mùa hè, có thể giữ trong tủ lạnh và sử dụng thường xuyên như trà đá.

5. Nhai hạt cần tây

Hạt cần tây cũng là một phương Thu*c lợi tiểu. Nhai một nắm hạt cần tây giúp thúc đẩy quá trình lọc nước tiểu. Bạn cũng có thể làm nước hạt cần tây và sử dụng như một loại nước uống hàng ngày.

Chuẩn bị: một ít hạt cần tây.

Thực hiện: Nên sử dụng từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Nhai sau bữa ăn còn hỗ trợ hệ tiêu hóa.

6. Dưa chuột

Nhờ có hàm lượng nước cao, dưa chuột cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai khó chịu khi phải uống nhiều quá nhiều nước.

Chuẩn bị: một quả dưa chuột rửa sạch và thái lát.

7. Tránh sô cô la, cam quýt, cacbonat và caffeine

Đâu là 4 thứ mà bạn nên tránh nếu bạn thấy bản thân có những biểu hiện của viêm đường tiết niệu. Tất cả 4 thứ trên đều gây kích ứng niêm mạc bàng quang khiến cho vi khuẩn dễ bám trụ. Cam còn làm tăng nồng độ axit trong nước tiểu và khiến cho cảm giác đi tiểu trở nên đau đớn hơn.

8. Sử dụng nhiệt

Khi bạn cảm thấy những cơn đau tức, buốt rát khiến bạn khó chịu dai dẳng, hãy ủ ấm cho bàng quang. Hơi ấm nhẹ nhàng sẽ thư giãn cơ bắp và làm giảm cơn đau co thắt và viêm.

Chuẩn bị: 1 chai nước nóng.

Thực hiện: Đặt chai nước nóng lên bụng dưới và để càng lâu càng tốt.

9. Trà gừng

Gừng là một dược liệu mà không thể không góp mặt trong bất cứ một danh sách các dược liệu chống viêm nào. Nó có tác dụng giảm tình trạng viêm tức thì và giảm đau hiệu quả.

10. Quả việt quất

Quả việt quất giúp bạn tránh khỏi sự xâm lấn của các vi khuẩn dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu. Rất khó để có được một cốc nước ép việt quất và thông thường bạn phải trộn nó với một loại quả khác như nho hay táo. Vì vậy thay vì ép lấy nước, hãy lưu trữ một số và ăn như một món ăn vặt vào mỗi bữa sáng để giảm tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

11. Cải ngựa

Cải ngựa được biết đến với công dụng kháng khuẩn mạnh. Trong khi việt quất có khả năng ức chế sự sản sinh vi khuẩn thì cải ngựa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

Chuẩn bị: 1/2 thìa cà phê cải ngựa tươi (rễ), một cốc nước hoặc sữa.

Thực hiện: Mài nhỏ cải ngựa và bắt đầu dùng với 1 thìa cà phê cho mỗi lần và dùng hai lần mỗi ngày. Tối đa bạn chỉ nên dùng 1,5 thìa cà phê cho 1 lần và dùng 3 lần mỗi ngày. Sữa hay nước có thể là cần thiết để bạn hấp thụ cải ngựa dễ dàng hơn.

12. Kem tartar và chanh

Kem tartar (một loại bột phụ gia làm bánh) thay đổi độ pH trong nước tiểu và tạo ra môi trường “khắc tinh” của vi khuẩn. Bên cạnh đó chanh cung cấp vitamin C có thể diệt vi khuẩn làm khô đường tiết niệu.

Chuẩn bị: 1,5 thìa cà phê kemf tartar, chanh hoặc nước chanh, nước.

Thực hiện: khuấy kem tartar vào 120ml đến 240ml nước, thêm nước cốt chanh, uống 1 đến 2 lần mỗi ngày. Đây cũng là phương Thu*c hiệu quả để ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu nếu uống hàng ngày.

Theo Trà Li - Phụ nữ Việt Nam
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tri-viem-duong-tiet-nieu-tai-nha-n258802.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY