Dinh dưỡng hôm nay

Triệu chứng bệnh loạn thần

Loạn thần triệu chứng dùng để chỉ những bệnh loạn thần có tính chất triệu chứng của một bệnh cơ thể nhiễm khuẩn hay nhiễm độc, các bệnh cảnh loạn thần này xuát hiện nhất thời và phụ thuộc vào tiến triển các triệu chứng của bệnh chính, khi bệnh chính khỏi thì loạn thần triệu chứng cũng mất đi, bệnh chính là những bệnh ngoài não có ảnh hưởng đến hoạt động của não và gây ra rối loạn tâm thần.

1. Nguyên nhân:

- Các bệnh cơ thể không nhiễm khuẩn:

+ Đường tiêu hóa: Loét dạ dày, teo gan cấp, thoái hóa gan não.

+ Thận: Bệnh thận có kèm theo tăng ure huyết.

+ Tim: Suy tim, nhồi máu cơ tim, sau phẫu thuật tim.

+ Máu: Thiếu máu ác tính.

+ Dinh dưỡng: Thiếu ăn trầm trọng, thiếu vitamin.

- Các bệnh nội tiết: Basedow, phù niêm, bướu cổ, bệnh của tuyến yên, tuyến thượng thận, đái tháo đường…

- Các bệnh nhiễm khuẩn: Viêm đa khớp, viêm màng trong tim bán cấp, cúm, viêm phổi, lao, viêm gan, nhiễm khuẩn hậu sản…

- Các bệnh do nhiễm độc: Các Thu*c an thần và hưng thần mới, oxyt cacbon, các hợp chất chì trong công nghiệp, các Thu*c (corticoit..)

2. Triệu chứng:

a. Loạn thần triệu chứng cấp:

- Rối loạn ý thức: Ý thức u ám, mê sảng, mê mộng, lú lẫn.

- Kích động: Kích động dữ dội, la hét, đột nhiên chấm dứt, sau đó bệnh nhân ngủ, bệnh cảnh có thể kéo dài nửa giờ đến vài giờ.

- Hội chứng ảo giác cấp: Đột nhiên ảo giác nhất là ảo thanh, xuất hiện dồn dập có tính chất bình phẩm hay ra lệnh cho bệnh nhân kèm theo lo lắng sợ hãi bàng hoàng ngơ ngác, ảo thanh có thể tồn tại vài giờ đến vài ngày thậm chí tới vài tháng.

- Theo nguyên tắc loạn thần triệu chứng cấp sẽ mất đi không để lại di chứng gì.

b. Loạn thần triệu chứng kéo dài:

- Bệnh nhân có ảo thanh, có hiện tượng bị truy hại.

- Hội chứng trầm cảm không điển hình, bệnh nhân buồn rầu, lo lắng nhưng lại kèm theo kích động.

- Hội chứng hưng cảm không điển hình: Chỉ có cảm xúc hưng phấn, còn tư duy, hành vi tác phong có thể bình thường

- Bịa chuyện: Thường không kèm theo rối loạn trí nhớ và rối loạn ý thức.

- Có rối loạn trí nhớ nhất thời và sau đó có thể phục hồi được.

c. Hội chứng tâm thần thực thể:

- Các trường hợp nhẹ: Mất hứng thú trong công tác và sinh hoạt, cảm xúc không ổn định dễ bùng nổ, có hội chứng suy nhược (khó kìm chế, dễ nổi cáu, nhức đầu, mất ngủ..)

- Các trường hợp nặng: Trí tuệ giảm sút, trí phán đoán giảm, có rối loạn trí nhớ, mất hứng thú.

d. Đặc điểm tiến triển:

Một bệnh cơ thể có thể phát sinh ra loạn thần triệu chứng cấp rồi mất đi nhưng cũng có thể chuyển sang loạn thần triệu chứng kéo dài và có thể biến đổi nhân cách theo kiểu này hoặc khác của hội chứng tâm thần thực thể.

3. Điều trị:

- Chủ yếu là điều trị bệnh chính, điều trị tại các chuyên khoa có liên quan nhất là đối với trường hợp nặng khó di chuyển và cần các chuyên khoa theo dõi sát.

- Những trường hợp sau phải chuyển đến khoa tâm thần:

+ Kích động dữ dội.

+ Có ý định tự sát.

+ Rối loạn tác phong nặng.

Tuy nhiên cần phải kết hợp chặt chẽ với các thầy Thu*c chuyên khoa có liên quan.

- Song song với bệnh chính cần phải điều trị các triệu chứng tâm thần, tăng cường cơ địa, điều chỉnh chế độ làm việc cho thích hợp.

- Bệnh nhân có khi phải dùng Thu*c liều cao nên cần kiểm tra và theo dõi chặt chẽ tình trạng cơ thể để đề phòng biến chứng.

4. Phòng bệnh:

- Bệnh rối loạn tâm thần triệu chứng cũng như các bệnh khác nếu có kiến thức về bệnh có thể phòng ngừa được.

- Phòng chống các nguyên nhân gây bệnh và điều trị bệnh chính.

- Hạn chế và loại trừ các sang chấn tâm lý, tạo môi trường trong sạch.

- Trong gia đình cần tránh những mâu thuẫn, những xung đột giữa cha mẹ hoặc anh chị em, giáo dục con đúng phương pháp, không quá nghiêm khắc hoặc quá chiều chuộng.

- Trong cơ quan, đơn vị tập thể cần tránh những mâu thuẫn căng thẳng kéo dài, luôn xây dựng tình đoàn kết giúp đỡ nhau. Đối với những người bị thất vọng, bị đau khổ nặng nề cần có thái độ quan tâm, an ủi, đối xử đúng mức giúp tìm cho họ lối thoát.

- Đối với bệnh tâm thần nguyên nhân chưa rõ không thể đề phòng tuyệt đối được thì chủ yếu phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời đề phòng biến chứng và tiến triển mạn tính. Đối với bệnh tâm thần mạn tính cần tích cực điều trị Thu*c men và phục hồi chức năng, hạn chế tái phát và tiến triển xấu sa sút tâm thần.

5. Địa chỉ khám chữa bệnh:

* Bệnh Viện Tâm Thần Tp.Hcm

Địa chỉ: 192 Hàm Tử, Phường 1 - Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 39.234.675

Wesite: www.bvtt-tphcm.org.vn

* Bệnh Viện Tâm thần Hà Nội:

Địa chỉ: 467 Nguyễn Văn Linh Phường Sài Đồng Quận Long Biên Hà Nội

Điện thoại: 04.38751280 (Phòng Giám Đốc)/ (04).38276534 (04).38750268

* Khoa Tâm thần các BV Đa khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c24593a76801b6b1808af3a)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY