Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Trời nóng ăn gì? Y học cổ truyền

Nắng nóng, oi bức… là dấu hiệu cho biết thời tiết đang chuyển mùa. Khi thời tiết có sự biến chuyển thì nhịp sinh học cơ thể cũng thay đổi theo, bài viết này đưa ra những món ăn phù hợp khi trời nóng đang đến.
Nắng nóng, oi bức… là dấu hiệu cho biết thời tiết đang chuyển mùa. Khi thời tiết có sự biến chuyển thì nhịp sinh học cơ thể cũng thay đổi theo, bài viết này đưa ra những món ăn phù hợp khi trời nóng">trời nóng đang đến.

Cá chép kiện tỳ

Vật liệu: cá chép (500 - 700g), trần bì (vỏ quít) 5g, thảo quả 5g, bột năng, muối, đường, giấm, dầu ăn với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: cá chép giết mổ, bỏ nội tạng, rửa sạch, sau khi chiên, chứa trong đĩa; vỏ quít và thảo quả sắc lấy nước cốt, lấy nước cốt cùng các gia vị làm xốt, rưới lên cá chép thì hoàn tất.

Tác dụng: cá chép chứa nhiều đạm được cơ thể hấp thu, có công hiệu kiện tỳ lợi thấp, hạ khí thông sữa, phối hợp vỏ quít và thảo quả hành khí kiện tỳ, táo thấp hóa đàm càng hiệu quả.

Cũng có thể nhét vỏ quít, thảo quả vào bụng cá, thêm nước dùng, gia vị, đưa vào lò hấp nửa giờ. Khi dùng loại bỏ dược liệu, dùng canh ăn cá.

Vật liệu: ngũ vị tử 10g, câu kỷ tử 15g, gà mái 0,5kg, hành, gừng, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: gà giết mổ bỏ lông và nội tạng, rửa sạch, ngũ vị tử nhét vào bụng gà, thêm nước để tần (tiềm), thêm hành, gừng, khi gần chín them câu kỷ tử, tiềm tiếp đến thịt nhừ, bỏ muối và bột nêm gia vị.

Tác dụng: gà ngũ vị tử là món ngon bổ khí. Người suy nhược mất sức, hồi hộp mất ngủ và người rối loạn chức năng gan chọn dùng.

Gỏi sứa dưa leo

Vật liệu: sứa 100g, dưa leo (dưa chuột) 100g, muối, bột nêm, dầu mè, giấm với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: sứa thái sợi, trụng qua nước sôi, để ráo, dưa leo thái sợi, trụng qua nước sôi, để ráo, chứa trong tô, cùng sứa thêm muối, bột nêm, dầu mè, giấm trộn đều thì hoàn tất.

Tác dụng: gỏi sứa dưa leo thanh mát khoái khẩu, khai vị tiêu thử, thanh nhiệt hóa đàm, tiêu tích nhuận trường, kiêm chữa tiểu không thông.

Món ăn này tính hàn, người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

Gỏi mạch đông dưa leo

Vật liệu: mạch đông 6g, dưa leo 250g, muối, bột nêm, dầu mè, giấm với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: mạch đông hấp chín, thêm nước, cho vào lò hấp 15 phút, sử dụng sau. Dưa leo thái sợi, cho vào tô thêm ít muối, kèm ít nước, 10 phút sau chắt bỏ nước, thêm mạch đông, muối, bột nêm, dầu mè, giấm trộn đều thì hoàn tất.

Tác dụng: gỏi mạch đông dưa leo là món ngon thanh nhiệt, giải thử ngày hè, dưỡng nhan làm đẹp.

Người có tuổi vượt cân, người bệnh đái tháo đường chọn dùng.

Gỏi khổ qua

Vật liệu: khổ qua (mướp đắng) 250g, tỏi 3 - 4 tép, dầu mè, muối, bột nêm, giấm với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: khổ qua bỏ hột, thái sợi, trụng nước sôi 3 - 4 phút, để ráo, chờ nguội, tép tỏi thái nhuyễn, thêm dầu mè, bột nêm, muối, giấm trộn đều.

Tác dụng: gỏi khổ qua công hiệu thanh nhiệt, giải thử. Chuyên gia nghiên cứu cho rằng khổ qua có chứa protein tựa như insulin, nên có tác dụng hạ đường huyết thấy rõ và công hiệu nâng cao chức năng miễn dịch cơ thể. Người bệnh đái tháo đường nên chọn dùng.

Nấm rơm xào tỏi

Vật liệu: nấm rơm tươi 250g, tỏi 4 - 5 tép, muối, bột nêm, tỏi, dầu ăn với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: nấm rơm tươi rửa sạch thái lát, tỏi thái lát, bắc chảo lên bếp đổ dầu, khi nóng them tỏi, cho nấm rơm tươi đảo đều, nêm nếm.

Tác dụng: món ăn dinh dưỡng phong phú, tươi mặn ăn bùi, người thể chất hư nhược, chứng ung thư, người bệnh tăng huyết áp có thể dung lâu dài.

Lương Y. DS. BÀNG CẨM

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-troi-nong-an-gi-y-hoc-co-truyen-15246.html)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là vào thời điểm lễ Tết như Tết Nguyên Đán vừa qua khi chế độ ăn uống thất thường.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY