Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trời nóng trẻ hay bị chảy máu cam: cách khắc phục và phòng tránh

Trẻ bị chảy máu cam khi trời nóng là triệu chứng phổ biến và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách, trẻ có thể bị xây xẩm và mệt mỏi

trẻ bị chảy máu cam khi trời nóng thường không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. tuy nhiên nếu xử lý không đúng cách, trẻ có thể bị chảy nhiều máu và xây xẩm. vì vậy phụ huynh cần trang bị những kiến thức cần thiết để có thể đối phó khi triệu chứng xuất hiện ở con trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam khi trời nóng

Chảy máu cam là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ từ 2 – 10 tuổi. chảy máu cam có thể do các bệnh lý ở đường hô hấp. tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể là hệ quả do các thay đổi của cơ thể trẻ trong thời điểm nắng nóng.

Mũi là cơ quan đưa không khí bên ngoài vào bên trong cơ thể. khi màng mạch ở vách ngăn mũi bị tổn thương, trẻ có thể bị chảy máu cam.

Các mạch máu ở bên trong mũi của trẻ em thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi môi trường thay đổi. Vào thời điểm nắng nóng, thân nhiệt của trẻ có thể tăng lên khiến cho mạch máu bị giãn và vỡ ra.

Bên cạnh đó, trẻ bị chảy máu mũi trong thời gian nắng nóng còn do những nguyên nhân khác. chẳng hạn như:

1. Trẻ hay ngoáy mũi

Trong thời điểm nắng nóng, mũi của trẻ thường có xu hướng ngứa ngáy, khó chịu. Để làm giảm cảm giác này, trẻ thường có thói quen gãi và ngoáy mũi.

Tuy nhiên thói quen này lại vô tình làm vỡ mạch máu và gây chảy máu cam.

2. Mất cân bằng độ ẩm

Nhiều gia đình bật máy lạnh thường xuyên để làm giảm nhiệt độ trong thời gian nắng nóng. Máy lạnh có thể làm giảm nhiệt độ tuy nhiên thiết bị này lại khiến độ ẩm của không khí giảm đi đáng kể.

Nếu trẻ thường xuyên ở trong phòng máy lạnh, mũi có thể bị khô và dễ chảy máu khi có tác động.

3. Thiếu dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi – nhất là trong thời điểm nắng nóng.

Vitamin c là một trong những thành phần quan trọng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. khi thiếu hụt thành phần này, sức đề kháng có xu hướng suy giảm và trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. các vi khuẩn và virus xâm nhập vào đường hô hấp có thể gây tổn thương mạch máu và khiến trẻ bị chảy máu cam.

4. Do các bệnh lý

Viêm mũi, u mũi, dị tật bẩm sinh,… là những bệnh lý có thể gây ra triệu chứng chảy máu cam. khi mắc các bệnh lý này, mạch máu ở mũi sẽ rất dễ hư hại và vỡ khi có tác động. những thay đổi của môi trường trong thời gian nắng nóng chính là yếu tố khiến triệu chứng chảy máu cam phát sinh.

Phải làm gì khi trẻ bị chảy máu cam vào trời nóng?

Khi bị chảy máu cam, trẻ thường có xu hướng hoảng loạn và sợ sệt. do đó bạn cần trấn an trẻ trước khi thực hiện các biện pháp khắc phục.

Tuyệt đối không ngửa đầu trẻ ra sau, hành động này có thể khiến máu chảy ngược vào phổi và thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhỏ.

Khi trẻ chảy máu cam, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

1. Xác định bên mũi chảy máu

Việc đầu tiên bạn cần thực hiện là xác định bên mũi chảy máu. thông thường, máu sẽ có xu hướng chảy ra từ một bên lỗ mũi. việc xác định vị trí chảy máu sẽ giúp bạn cầm máu đúng vị trí.

Một số trẻ có phản ứng dụi khi mũi bị chảy máu khiến máu loang lổ và khó nhận xác định. trong trường hợp này, bạn dùng khăn sạch để lau mũi cho trẻ. sau đó máu sẽ chảy tiếp tục chảy xuống và bạn dễ dàng xác định vị trí mạch máu bị tổn thương.

2. Thực hiện cầm máu cho trẻ

Khi xác định được vị trí chảy máu, bạn dùng ngón tay trỏ đè vào vị trí vách ngăn bị tổn thương. Bạn có thể yêu cầu trẻ hơi ngửa đầu về phía sau để dễ dàng cầm máu. Giữ tay trong khoảng 5 – 10 phút máu sẽ đông lại và ngưng chảy.

Lưu ý: Bạn chỉ nên hơi ngửa đầu trẻ ra sau, không nên ngửa quá nhiều. Tình trạng này có thể khiến máu chảy ngược xuống cổ họng và có thể đi vào phổi.

Nếu sau 20 phút máu vẫn tiếp tục chảy, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý. chảy máu quá nhiều có thể khiến trẻ xây xẩm và ngất xỉu.

3. Chăm sóc sau khi chảy máu cam

Tình trạng chảy máu cam có thể tái phát sau khi vừa cầm máu. do đó bạn cần chăm sóc trẻ để chắn chắn vị trí chảy máu đã được kiểm soát hoàn toàn.

Bạn nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi sau khi cầm máu. để hạn chế tình trạng chảy máu trở lại, bạn có thể dùng bông gòn bịt một bên lỗ mũi bị chảy máu.

Một lượng máu bên trong mũi có thể chảy ngược xuống cổ họng. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đặt trẻ nằm nghiêng và hướng dẫn trẻ đẩy máu ra bằng lưỡi. Không cho trẻ nuốt máu vì điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu và nuồn nôn.

Nếu máu chảy ngược xuống cổ họng trong một thời gian dài, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khắc phục kịp thời.

Chảy máu cam khi trời nóng là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. tuy nhiên tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng ở một số trường hợp. nếu nhận thấy máu chảy nhiều và liên tục, trẻ hoa mắt, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, tim đập nhanh, bạn nên chủ động đưa trẻ đi cấp cứu.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng Thu*c để khắc phục tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi trời nắng nóng. nếu có ý định dùng Thu*c cho trẻ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Phòng ngừa chảy máu cam khi trời nóng

Mặc dù chảy máu cam không phải là triệu chứng nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng này tái phát nhiều lần có thể gây chảy máu nhiều, mệt mỏi và giảm sức khỏe.

Bên cạnh đó, triệu chứng này còn để lại những ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của mạch máu ở mũi. do đó phụ huynh cần chủ động phòng tránh hiện tượng chảy máu mũi ở trẻ nhỏ trong thời điểm nắng nóng.

Các biện pháp đề phòng chảy máu mũi ở trẻ nhỏ:

    Không nên sử dụng máy lạnh thường xuyên. Chỉ sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời quá nóng. Sau đó bạn có thể sử dụng quạt để điều hòa lại độ ẩm trong nhà.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/troi-nong-tre-hay-bi-chay-mau-cam.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Chảy máu cam thường xuất hiện rất bất ngờ làm người bệnh và người nhà cùng lo lắng nên cần phải cầm máu nhanh.
  • (Mangyte) - Chảy máu cam thường xuất hiện rất bất ngờ làm người bệnh và người nhà cùng lo lắng nên cần phải cầm máu nhanh.
  • (Mangyte) - Nếu được xử lý kịp thời và đúng cách, tỷ lệ lây nhiễm HIV chỉ còn 3%.
  • Với những người chưa bị mắc bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Nồng độ axit trong dạ dày tăng cao gây nên chứng trào ngược axit. Thời gian dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư thực quản.
  • Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong các diễn đạt lời nói. Nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY