Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Trốn khai báo, làm lây lan dịch có thể bị phạt tù 12 năm

(MangYTe) Những hành vi khai báo gian dối, giấu dịch và làm lây lan bệnh dịch ra xã hội đã được quy định rất rõ trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.

XX

Theo công bố của UBND TP. Hà Nội tại cuộc họp khẩn đêm 6/3, bệnh nhân lN.H.N (26 tuổi, ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình), nhiễm dịch bệnh Covid-19 thứ 17 là ca đầu tiên tại Hà Nội  Điều đáng nói, bệnh nhân đi về từ vùng dịch, đã có dấu hiệu mắc bệnh trước đó nhưng cố tình không khai báo.

Sau khi Hà Nội công bố ca nhiễm thứ 17 này, liên tiếp các ca nhiễm từ đây đã được phát hiện và kéo theo đó là hàng trăm người phải cách ly. Cũng từ đây, dư luận lên án hành vi vô ý thức này, có ý kiến đề nghị cơ quan chức năng phải xử lý thật nghiêm..

Thêm một trường hợp nữa là ông L.T.H, Chủ tịch HĐQT của một công ty lớn ở Quảng Trị, 1 trong 4 người mà cơ quan chức năng tỉnh này yêu cầu phải cách ly tập trung. Tuy nhiên, ông L.T.H đã có hành vi “đánh tráo”, để nhân viên đi cách ly thay mình.

Sau khi sự việc "đánh tráo" bị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị phát hiện thì ông L.T.H đã tự nguyện ra trình diện để đưa đi cách ly.

Rõ ràng với những hành vi như trốn khai báo của N.H.N, đặc biệt là việc ông L.T.H "đánh tráo" người đi cách ly thay mình đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật và cần được xã hội lên án và xử lý nghiêm minh.

Theo Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Công ty luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, hành vi trốn tránh khai báo khi biết mình mắc bệnh của N.H.N và đánh tráo người cách ly thay mình của L.T.H là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về giám sát bệnh truyền nhiễm và cần được xử lý nghiêm. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra mà hành vi trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định người tiếp xúc với người bệnh dịch truyền nhiễm khi trở về nước bắt buộc phải cách ly y tế. Nếu ai tiếp xúc với người nhiễm bệnh dịch và sau đó có biểu hiện của bệnh dịch này mà không khai báo y tế, không thực hiện thủ tục cách ly theo quy định của pháp luật là vi phạm các quy định của pháp luật về phòng và chống bệnh truyền nhiễm.

Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ năm đến mười triệu đồng đối với một trong các hành vi như: Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Ngoài ra, người mắc bệnh cố tình che giấu tình trạng bệnh cũng vi phạm các quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm. Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền….

Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng, hành vi không khai báo y tế, đánh tráo người cách ly nhằm trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế mà mang mầm bệnh, lây nhiễm cho người khác thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 240 bộ luật Hình sự năm 2015 về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.

Cụ thể, Điều 240 BLHS 2015 quy định như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh cho người có thể là các hành vi vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh nguy hiểm như không tiêu hủy động vật, thực vật bị nhiễm bệnh, không khoanh vùng tẩy uế khu vực bị dịch bệnh, không tiến hành cách ly người nhiễm bệnh.... từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan nhanh.

Trong trường hợp hành vi vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm ch*t người thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; làm ch*t 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

H.Long

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/tron-khai-bao-lam-lay-lan-dich-co-the-bi-phat-tu-12-nam-post74763.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY