Kinh tế xã hội hôm nay

Trong ngày 20/7, Việt Nam có 4.795 ca mắc COVID-19 mới, TP Hồ Chí Minh nhiều nhất 3.322 ca

Bộ Y tế cho biết, trong ngày 20/7, Việt Nam có 4.795 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 4.789 ca ghi nhận trong nước. TP.HCM vẫn là địa phương ghi nhận số ca mắc nhiều nhất, với 3.322 bệnh nhân.

Bộ y tế cho biết, trong ngày 20/7, việt namcó 4.795 ca mắc covid-19 mới, trong đó có 6 ca nhập cảnh và 4.789 ca ghi nhận trong nước tại tp hồ chí minh (3322), bình dương (578), đồng nai (162), tiền giang (133), đồng tháp (66), đà nẵng (61), khánh hoà (53), hà nội (46), long an (46), cần thơ (45), vĩnh long (43), phú yên (39), bến tre (34), bà rịa - vũng tàu (26), ninh thuận (22), kiên giang (20), bình thuận (14), hậu giang (10), đắk lắk (10), vĩnh phúc (9), an giang (8 ), nghệ an (8 ), bình phước (6), bạc liêu (4), bắc ninh (4), lâm đồng (3), quảng nam (3), bình định (3), hưng yên (3), quảng ngãi (2), kon tum (2), lạng sơn (1), gia lai (1), bắc giang (1), đắk nông (1) trong đó có 728 ca trong cộng đồng.

Kon Tum lần đầu tiên kể từ khi dịch xảy ra đã ghi nhận 2 ca mắc.

Tính đến chiều 20/7, Việt Nam có tổng cộng 62.820 ca mắc, trong đó 60.735 ca trong nước và 2.085 ca nhập cảnh.

Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch thứ 4 kể từ 27/4 đến nay là 59.165 ca, trong đó có 8.669 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 11/59 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Bộ Y tế cũng cho biết, trong ngày 20/7, đãcó 396 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 11.443 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 123 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 18 ca.

Đến ngày 20/7, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.305.501 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 3.995.710 liều, tiêm đủ 2 mũi là 309.791 liều.

Trước diễn biến phức tạp của dịch covid-19, bộ y tế kiến nghị tp hồ chí minh bổ sung thêm nhân lực hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, theo dõi các ca bệnh nhân f0 tại khu cách ly tạm thời trong khi chờ đợi chuyển đến bệnh viện điều trị, đặc biệt là tại các điểm nóng.

Chỉ đạo việc tiếp nhận và bố trí ổn định cho các cán bộ, sinh viên của trường đại học, cao đẳng tham gia hỗ trợ và xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của đoàn này để tránh việc lãng phí nguồn lực.

Bộ cũng đề nghị tp hồ chí minh cần giãn bớt các lao động nhập cư ở các khu vực có nhiều nhà trọ để đảm bảo việc giãn cách, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tại các khu vực này. tiếp tục tăng cường xét nghiệm cho khu có nguy cơ cao và khu có nguy cơ

Đồng thời chỉ đạo các bệnh viện nhanh chóng tiếp nhân các bệnh nhân F0 chuyển biến nặng ở tuyến dưới chuyển lên để được điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng và tăng nguy cơ Tu vong.

TP Hồ Chí Minh cũng cần cung cấp thêm máy thở HFNC và trang thiết bị bảo hộ, rà soát hệ thống cung cấp ô xy và bình ô xy cho các bệnh viện để bảo đảm đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Kiên quyết đề nghị dừng hoạt động đối với các doanh nghiệp chưa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.

Theo Minh Khánh/VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/trong-ngay-207-viet-nam-co-4795-ca-mac-covid-19-moi-tphcm-nhieu-nhat-3322-ca-875494.vov

Theo Minh Khánh/VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/trong-ngay-20-7-viet-nam-co-4-795-ca-mac-covid-19-moi-tp-ho-chi-minh-nhieu-nhat-3-322-ca/20210720074237829)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY