Tâm linh hôm nay

Trong tâm có Phật

Ngày Phật đản thức tỉnh chúng ta trở về để nhìn lại. Cuộc đời hành đạo của Đức Phật là một tấm gương sáng vĩ đại; những lời dạy của Ngài đã trở thành khuôn vàng thước ngọc cho bao kẻ lữ hành còn lưu lạc chốn nhân gian.

 > Mỗi người có một "ngôi chùa" trong tâm

Nơi tôi sống, chỉ đơn giản hai mùa mưa nắng. Khi nàng xuân đến, không chút se lạnh của dư âm gió mùa; những buổi trưa hè không có cái nắng oi ả của miền Trung; không có một chiều lãng mạn như mùa thu lá bay khắp trời Hà Nội; và cũng chẳng thấy cái lạnh tê tái của những ngày đầu đông…

Nhưng hình như năm nay, trời Nam đang chuyển mình thay đổi. Những ngày này, chợt thấy cái nắng nóng, thấy cây Sala rơi lá vàng ngập trước hiên chùa, thấy những cơn mưa dầm dề không tạnh… Mấy sự đổi thay này tuy nhỏ, nhưng lại khiến lòng tôi không khỏi nôn nao, bồn chồn với bao suy nghĩ vu vơ. Nhưng dù thời tiết có đổi thay, hay ngoài kia biết bao người vẫn còn đang tất bật với cuộc sống, thì thời gian này người con Phật chúng ta cũng đừng quên hướng về ngày Phật đản, ngày ta được trở về với tuệ giác và tình thương.

Như chúng ta được biết, đức phật thích ca mâu ni xuất thân là một thái tử, tên tất-đạt-đa, dòng họ cồ đàm, vương tộc thích ca. ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư năm 624 trước tây lịch (theo nam tông); mùng 8 tháng 4 (theo bắc tông) tại vườn lâm tỳ ni – nơi nằm giữa ca tỳ la vệ và devadaha ở nepal. theo thông lệ, hằng năm cứ đến ngày rằm tháng tư, hầu hết tăng ni, phật tử khắp nơi trên thế giới đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày đức phật thị hiện. 

Bình tâm cuộc sống, hạnh phúc trong tâm

Chùa chúng tôi cũng không ngoại lệ. những ngày trước lễ, huynh đệ chúng tôi bận lắm. mỗi người một việc, nhưng điều chung một tâm niệm là làm cho buổi lễ được diễn ra thật thanh tịnh, trang nghiêm, tạo ấn tượng tốt cho quý phật tử đến tham quan, lễ phật. chúng tôi được phân công từng nhóm để làm việc. nhóm đảm trách việc treo cờ, băng rôn, đèn lồng; nhóm chịu trách nhiệm trang trí lễ đài; nhóm lo việc dọn dẹp vệ sinh… từ việc nhỏ đến việc lớn, tất cả đều được chuẩn bị thật chu toàn và tươm tất. ngày có nắng nóng, đêm có thức khuya nhưng có lẽ vì niềm vui trong công việc mà huynh đệ chúng tôi không hề mệt mỏi hay buồn ngủ. ngoài ra, để góp mặt cho sự thành công của buổi lễ, còn có rất nhiều phật tử đến chùa phụ giúp công việc. đặc biệt là các bạn trẻ, họ làm việc rất tích cực, hăng say. những đôi bàn tay thoăn thoắt, những giọt mồ hôi tuôn rơi dưới cái nắng gay gắt, những hạt sương còn vương trên áo khi đêm về, những nụ cười rạng ngời trên môi luôn hé nở,… tất cả dường như đã tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp dưới mái hiên chùa, trong không khí của những ngày đón phật đản sinh.

Lễ phật đản được giáo hội phật giáo việt nam tổ chức một cách trang trọng. riêng ở chùa tôi, ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào đúng ngày rằm tháng tư, thì việc trang trí lễ đài với tôn tượng thái tử tất-đạt-đa đản sinh lại còn được diễn ra rất quy mô và hoành tráng. mấy năm trước, chùa còn tổ chức xe hoa diễu dành trên khắp các đường phố, nhưng những năm gần đây vì một lý do khách quan nên việc diễu hành chỉ được tổ chức với quy mô nhỏ theo hình thức xe đạp. ngoài ra, chùa còn tổ chức văn nghệ chào mừng phật đản, thuyết giảng phật pháp; đèn lồng, băng rôn, cờ phật giáo được treo khắp các nơi… nhân ngày phật đản, hàng ngàn phật tử đã cùng nhau về chùa tụ hội, tạo nên bầu không khí ngày hội tâm linh đầy an vui và ý nghĩa. 

8 nhân duyên đặc biệt hội tụ để Đức Phật đản sinh

Đó là bầu không khí chùa chùa đón như lai, nhà nhà mừng phật đản vào những năm trước. còn năm nay, do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19 nên ban thường trực hội đồng trị sự ghpgvn đã khuyến khích: “nghi lễ kính mừng phật đản pl.2564 bằng nghi thức tắm phật, tụng kinh tại các sơ sở tự viện đối với tăng ni và tại tư gia đối với phật tử, tín đồ phật giáo mà không tập trung đông người”. dẫu biết rằng mọi người trên thế giới nói chung và những người dân việt nói riêng đang gồng mình chung tay, góp sức đẩy lùi dịch bệnh. với tinh thần một người đệ tử đức thế tôn, không cho phép chúng ta dấy lên suy nghĩ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức, mà không màn thế sự, vô tâm trước cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” của sinh mạng con người. covid-19 có thể xem là phép thử của tự nhiên giúp chúng ta nhận ra bản chất của con người: sự giàu có không mua được ý thức, tiền bạc có lúc phải nao núng trước một cuộn giấy vệ sinh, cái khẩu trang. covid-19 là một bệnh dịch không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, giới tính, trình độ, giai cấp, quốc tịch… và nó chỉ bị kiềm chế bởi cách mà người ta đối diện với nó và có ý thức hay không. với cái nhìn tích cực, nó còn giúp chúng ta nhận diện được những giá trị hạnh phúc, được yêu thương, được sống chậm,… cũng chính nhờ chúng ta “sống chậm” mà cảm nhận được niềm an lạc, hạnh phúc trong giờ phút hiện tại. nhưng ngoài kia, vẫn còn đó với biết bao mảnh đời đang khó khăn, bất hạnh có thể là họ đang “ch*t chậm” theo đồng công mối nợ của một kiếp người. chúng ta có thể bắt đầu từ một việc làm tuy nhỏ nhưng từ một ý thức tốt là đã góp phần bảo vệ nhân loại đẩy lùi dịch bệnh!

Một con sâu có thể làm rầu nồi canh. Một em Covid-19 nhỏ nhoi có thể làm cả thế giới phải mất ăn bỏ ngủ. Nhưng có lẽ không một lý do nào có thể ngăn cản, chi phối, ảnh hưởng đến niềm tin của chúng ta hướng về ngày khánh đản Đức Thế Tôn. Bởi vì:

“Trong tâm có Phật

Ta không sợ sương sa lớp lớp

Ta không sợ cát đá trùng trùng

Tim mạch ta và bạn cùng nhảy”.

Hạnh phúc thay Đức Phật đản sinh

Ngày phật đản thức tỉnh chúng ta trở về để nhìn lại. cuộc đời hành đạo của đức phật là một tấm gương sáng vĩ đại; những lời dạy của ngài đã trở thành khuôn vàng thước ngọc cho bao kẻ lữ hành còn lưu lạc chốn nhân gian. ta thầm biết ơn định luật vô thường, vì nhờ vô thường mà ta có mặt ở thế gian này, cho ta thêm trân quý những phút giây hiện tại để hòa mình vào nhịp sống; cho ta cảm nhận sự yêu thương hiểu biết, để đời ta không thiếu vắng tình thương; cho ta thấy được sự trưởng thành của bản thân, nhìn ra những vụng về của quá khứ để rồi tu sửa… ta học theo hạnh lắng nghe, học hiểu học thương…

Nhưng ta có biết không? thường cái mình thương sẽ làm cho mình khổ nhiều hơn là cái mình ghét. vì khi thương, ta sẽ dễ dàng dính mắc và chìm đắm trong đau khổ. bởi lẽ tôi thương em nên khi thấy em buồn tôi cũng buồn theo, vì yêu anh nên khi thấy anh khổ tôi cũng không chịu nổi. những người mình thương cũng là những người làm khổ mình nhiều nhất. tình thương nếu dựa trên ái nhiễm sẽ là một vết thương hằn sâu đau nhói, nhưng nếu có trí tuệ đi kèm thì đó là vô ngã đại bi. bồ-tát vessantara tuy thương người vợ hiền và hai con nhỏ nhưng ông vẫn chấp nhận bố thí vì đại nguyện thành tựu quả vị tối thượng, người thường sẽ không hiểu vì sao bồ-tát làm được như thế, dù đau đớn cùng tột nhưng vẫn phải hy sinh. tình thương yêu lúc này không còn gói gọn trong gia đình hay dòng tộc mà nhân rộng ra đến vạn hữu. nhờ trí tuệ nên tham ái và vô minh đã bị đánh bại. sống thì phải thương, nhưng thương cần phải hiểu. chính vì những giá trị cao quý này mà giáo lý tình thương và sự hiểu biết được đức phật tuyên thuyết, vẫn mãi lưu truyền cho đến ngày nay. dù cho mức sống con người ngày càng nâng cao, khoa học có phát triển rực rỡ đến đâu thì những gì đức phật dạy vẫn miên trường vĩnh cửu.

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Không biết từ bao giờ, đời sống tâm linh đã gắn liền với người dân việt. dù cho chúng ta có ở đâu trên khắp mọi miền tổ quốc, từ thôn quê đến thành thị, từ miền núi đến đồng bằng, hay có đi ngược về xuôi trên khắp mọi nẻo đường,… ở trong một góc nhỏ nào đó của tâm hồn, mỗi người đều đang ấp ủ những hạt giống từ bi, trí tuệ chờ ngày vươn mình, đâm chồi, nảy lộc. đời sống tốt đẹp văn minh và hoàn thiện khi con người biết vui với đạo, sống với đời. có đạo mà không có đời thì đạo truyền cho ai? có đời mà không có đạo thì đời khô cằn mục ruỗng, khác nào như cây mọc giữa đồng trống khô khan? nhắn lời với khách trần viễn mộng: “đừng mãi chạy theo những đóm hoa phù phiếm, đừng hoang phí phận đời để đến lúc nhìn lại ta không còn nhận ra được chính ta”. ngày phật đản chính là cơ hội để chúng ta còn được thấy mình trong đức phật, để những hạt giống thiện lành mãi được nuôi dưỡng sinh sôi.

“Trăm năm lưu lạc kiếp người

Chợt giây thức tỉnh mê đời hóa không”.

Màu nắng vô ưu đón chào Đức Phật đản sinh

Thích Tâm Lực

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/trong-tam-co-phat-d41615.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong giai đoạn từ 2-4 tháng tuổi, trẻ được tiêm phòng nhiều loại vắc xin khác nhau để phòng trừ bệnh tật. Cũng trong độ tuổi này, ít ai biết rằng đây là thời kỳ cao điểm dễ xảy ra Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng có thể giảm đến 35% nguy cơ lây truyền bệnh tiêu chảy và phòng chống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp...
  • Hóa chất diệt muỗi phòng chống bệnh sốt xuất huyết được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều là những hóa chất đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
  • Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là Viện Nghiên cứu y - sinh học được hình thành ngay sau khi đất nước giành được độc lập đến nay đã được 70 năm.
  • Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
  • Bắt đầu vào tháng 9 là tháng nguy cơ cao đối với dịch tay chân miệng, tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệng trong 8 tháng đầu năm 2015 được ghi nhận đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng
  • Bộ Y tế đã phân công 15 bệnh viện thành lập các tổ y tế, mỗi tổ gồm 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và 1 xe cứu thương được trang bị đầy đủ cơ số Thu*c, trang thiết bị y tế... để phục vụ cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành 2/9/2015
  • Bộ Y tế chỉ đạo từ 15/8/2015 dừng khai báo y tế phòng chống Mers-CoV tại các cửa khẩu quốc tế đối với hành khách Hàn Quốc nhập cảnh vào nước ta
  • Hàng năm có hàng triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm. Vào theo biểu đồ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ, rau quả là nguyên nhân gây ra gần 1 nửa số ca NĐTP trong khi sữa và trứng chỉ gây ra 20% số vụ, thịt gia súc gia cầm gây ra 22%, cá và các loại sò ốc chỉ gây ngộ độc 6%.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY