Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Trượt dốc cầu, bị thanh sắt đâm xuyên sọ

Sáng 21.9, BSCK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công, cứu sống bệnh nhân bị thanh sắt đâm xuyên sọ.

Bệnh nhân là ông cao khải h. (sn 1970, ngụ phường thới hòa, quận ô môn, tp.cần thơ), khi dẫn bộ xe đạp qua cầu, do dốc cầu trơn trượt nên bị ngã. đầu của ông h. va vào cột bê tông của người dân làm bờ kè cạnh đó, nên phần thanh sắt thừa nhô lên đâm xuyên vào vùng chẩm của ông h.

Bệnh nhân được người dân phát hiện, liên hệ thợ cắt thanh sắt ra khỏi cây bê tông và đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu. sau đó ông được chuyển đến bvđktưct điều trị vào chiều 18.9 trong tình trạng đau đầu nhiều, dị vật là thanh sắt rỉ sét vùng chẩm, đỉnh xuyên sọ.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính ghi nhận dị vật cản quang kim loại vùng chẩm, đỉnh, vào trong nhu mô não, tụ khí nội sọ. Nhận định đây là trường hợp T*i n*n hy hữu nghiêm trọng, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn các chuyên khoa và quyết định phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật cho bệnh nhân.

Thanh sắt sau khi được lấy ra- Ảnh: Phong Phạm

Ê-kíp do bsck1 nguyễn thanh lâm (phẫu thuật viên chính), bs nguyễn châu thanh (khoa ngoại thần kinh), thsbs trần thị kim luyến (khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức) đã thực hiện ca này. sau khoảng 2 giờ 40 phút phẫu thuật, các bác sĩ đã khoan, gặm sọ rộng ra, lấy thành công thanh sắt phi 12 (đường kính cắt ngang 12mm, rỉ sét, dài khoảng 10cm cắm vào nhu mô não khoảng 3cm).

Não xung quanh có nhiều dịch lợn cợn kèm xuất huyết dưới màng cứng, nên các bác sĩ tiến hành lấy máu tụ (khoảng 30 gam), bơm rửa vết mổ, cầm máu, đặt ống dẫn lưu theo dõi. Sáng 21.9 bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, đau đầu ít, không sốt, đang được theo dõi và điều trị tiếp tại khoa Ngoại thần kinh.

Đây là T*i n*n sinh hoạt hy hữu nhưng rất nguy hiểm, bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục nhờ được sơ cứu tại chỗ hợp lý (cắt và giữ nguyên thanh sắt xuyên vào đầu, cố định tạm). bệnh nhân cũng được phẫu thuật cấp cứu kịp thời ở bệnh viện có chuyên khoa sâu phẫu thuật thần kinh, với sự phối hợp nhanh chóng kịp thời của nhiều chuyên khoa - đặc biệt khoa gây mê hồi sức.

Hoàn cảnh gia đình bệnh nhân rất khó khăn và bệnh nhân là lao động chính trong gia đình. Bệnh viện đã sử dụng quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo hỗ trợ một phần và Phòng Công tác xã hội của bệnh viện đang kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ thêm kinh phí điều trị cho bệnh nhân.

Bệnh nhân đang được theo dõi sau phẫu thuật - Ảnh: Phong Phạm

Theo BSCK2 Chương Chấn Phước - Trưởng khoa Ngoại thần kinh của BVĐKTƯCT cho biết: “Nguyên tắc xử trí vết thương sọ não là làm sạch vết thương, lấy dị vật (dị vật găm vào não như đất, đá, tóc, mảnh kim loại, xương sọ) và máu tụ nếu có, vá kín màng cứng nơi tổn thương. Sau đó là kháng sinh ngừa nhiễm trùng và chống động kinh.

Trong sơ cứu và cấp cứu các trường hợp bị vật nhọn đâm vào cơ thể, cần lưu ý không được rút dị vật ra, ngay cả tại phòng cấp cứu, đặc biệt là nghi ngờ có đâm vào mạch máu lớn. vì trong các trường hợp chấn thương mạch máu, dị vật có tác dụng như một nút cầm máu tạm, khi vội vã rút ra, bệnh nhân có thể ch*t vì chảy máu ồ ạt. ngoài ra, rút dị vật còn làm cho tổn thương mạch máu, thần kinh thêm trầm trọng, tạo khó khăn cho thầy Thu*c khi xử trí tổn thương. rút dị vật chỉ được thực hiện trong phòng mổ bởi phẫu thuật viên”.

Việc cần làm khi sơ cứu là băng cố định dị vật (bằng băng thun, vải hoặc bất cứ vật liệu gì tương tự) nhằm không cho vật nhọn xê dịch thứ phát (sẽ làm tổn thương nặng nề hơn), tránh chảy máu nhiều, giảm đau đớn cho bệnh nhân. sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí.

Phong Phạm

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/y-hoc-suc-khoe-c-182/kinh-nghiem-y-hoc-c-203/truot-doc-cau-bi-thanh-sat-dam-xuyen-so-144301.html)

Tin cùng nội dung

  • Một người đang bị ngạt thở thì lồng ngực sẽ không phập phồng, mặt tái nhợt, chân tay lạnh, da xạm, mắt trợn và lồi ra.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY