Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Truyền hình trực tuyến: Hiểu đúng về suy giãn tĩnh mạch

Báo điện tử Sức khỏeĐời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Hiểu đúng về suy giãn tĩnh mạch” vào 14h30, thứ Năm, ngày 8/3/2018. Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻĐời sống.

Mời độc giả xem video chương trình:

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh khá phổ biến, thường xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ, chủ yếu là những người trên 30 tuổi, tuy nhiên tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, hay gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chân. Bệnh tuy lành tính nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện điều trị đúng cách. Khi bị biến chứng, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn da, lở loét da diện rộng, nặng có thể gây ứ trệ tuần hoàn, tạo thành những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch gây tắc động mạch phổi, nặng có thể dẫn đến Tu vong.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở phụ nữ và người lớn tuổi - do quá trình lão hóa các cơ quan theo tuổi tác. Nhưng hiện nay do sự phát triển của kinh tế, xã hội, bệnh này đang xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, khiến cho việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả, gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là phụ nữ trong độ tuổi 35 -50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều ..., triệu chứng sớm của bệnh là đau, sưng, nặng chân về chiều. Sở dĩ phụ nữ mắc bệnh này nhiều hơn nam giới là do phụ nữ hay có thói quen đi dày cao gót. Việc thường xuyên đứng quá lâu, nhất là với giày cao gót, là một trong những nguyên nhân khiến tĩnh mạch suy giãn.

Vậy làm thế nào để phát hiện sớm và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch? Cách nào để phòng căn bệnh này hiệu quả?... Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Hiểu đúng về suy giãn tĩnh mạch”.

Khách mời tham gia chương trình gồm:

PGS.TS Đinh Thị Thu Hương, Nguyên Phó viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam

TS. BS. Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Dẫn chương trình: Việt Tú

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu từ vào 14h30, thứ Năm, ngày 8/3/2018. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: bandientuskds@gmail.com

Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Trong mỗi chương trình chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.

Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn PGS.TS Đinh Thị Thu Hương, Nguyên Phó viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam; TS.BS Nguyễn Trung Anh, Phó giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương; PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nhận lời tham gia chương trình.

Trân trọng cám ơn nhãn hàng Dulcit đã đồng hành cùng chương trình!

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:

1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống

2. Share link sự kiện của chương trình.

3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.

Câu hỏi tương tác 1:

Những thói quen nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch?

A – Tập thể thao

B – Mặc quần áo quá chật, mang giày cao gót thường xuyên

C- Lạm dụng rượu, bia, Thu*c Tr*nh th*i, thói quen xoa dầu nóng

D- Thường xuyên đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu.

Đáp án đúng là A

Chúc mừng độc giả có facebook là Phan Trang đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình !

Câu hỏi tương tác số 2:

Sản phẩm TPCN Dulcit với cao hạt dẻ ngựa, chiết xuất cây đậu chổi có thể dùng để hỗ trợ điều trị cho bệnh lý nào?

A. Bệnh Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

B. Bệnh trĩ

C. Cả A &B

Đáp án đúng là C

Chúc mừng độc giả có facebook là Trinh Phuong đã trúng thưởng câu hỏi số 02 của chương trình !

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-hieu-dung-ve-suy-gian-tinh-mach-n141722.html)

Tin cùng nội dung

  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY