Thông tin được bác sĩ nguyễn duy ánh, giám đốc bệnh viện phụ sản hà nội cung cấp tại hội nghị khoa học chuyên ngành sản phụ khoa ngày 11/12. sau gần một năm, bệnh viện đã áp dụng kỹ thuật này để điều trị cho 25 trường hợp thiểu ối.
20 ca thành công, đa số sản phụ giữ được thai tới hơn 36 tuần, em bé sinh thường khỏe mạnh. trong đó, một sản phụ bị vỡ tử cung, dọa đẻ non, nhờ được truyền ối có thể giữ thai tới 31 tuần để sinh mổ. năm ca thất bại còn lại do sản phụ vỡ ối, sảy thai, hoặc thai ch*t.
Truyền ối là truyền lượng dịch vô trùng nhất định vào tử cung người mẹ cho đến khi đạt lượng nước ối bình thường, tạo thành môi trường cho em bé phát triển an toàn, có thể xoay, cử động.
Truyền ối được áp dụng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ cuối năm 2019, chỉ định cho sản phụ mang thai 16-32 tuần bị thiểu ối, song màng ối còn nguyên vẹn. Thiểu ối là hiện tượng lượng nước ối ít hơn mức bình thường, có nguy cơ xảy ra ở 4-5% sản phụ, khiến thai nhi có nguy cơ thiểu sản phổi, chèn ép dây rốn, khoèo chi...
Bác sĩ nguyễn thị sim, phó giám đốc trung tâm sàng lọc, chuẩn đoán trước sinh và sơ sinh, bệnh viện phụ sản hà nội cho biết, truyền ối là kỹ thuật khó nhất của lĩnh vực sản khoa, đòi hỏi phải vô trùng, can thiệp chuẩn xác tuyệt đối. thách thức nhất là thai nhi vẫn cử động, nên quá trình cần linh động. bác sĩ phải can thiệp điều trị và đảm bảo thai phát triển tốt, tử cung còn nguyên vẹn không gây cơn co, không gây sảy thai hay đẻ non...
Đây là phương pháp duy nhất điều trị thiểu ối hiệu quả. nếu được chẩn đoán sớm, tỷ lệ thành công lên tới 80%. truyền ối còn giúp em bé không bị sinh non, loại bỏ các nguy cơ về rối loạn dinh dưỡng, chuyển hóa, các nguy cơ trong khi chăm sóc em bé thiếu tháng như nhiễm trùng, viêm phổi...
Vì vậy, bác sĩ ánh khuyến nghị các cơ sở y tế tuyến dưới chẩn đoán sớm bệnh thiểu ối để em bé có cơ hội được điều trị sớm, giảm nguy cơ Tu vong, lớn lên khỏe mạnh và phát triển bình thường, chăm sóc sơ sinh tốt hơn.
Bác sĩ Sim siêu âm cho sản phụ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.