Mục đích ra đời của chư phật là vì lợi ích, an vui cho chúng sanh, vì muốn cho chúng sanh thoát khỏi mọi mê lầm, đạt được trí tuệ giác ngộ viên mãn. mỗi vị phật đều có những phương tiện thiện xảo riêng biệt trên bước đường hoá độ nhưng đều nhằm vào mục đích làm cho chúng sanh khai tâm mở trí, có sự nhận thức đúng đắn về thân mình, cũng như mọi hiện tượng xung quanh để từ đó xác định cho mình một thái độ sống sao cho phù hợp, tích cực, ngõ hầu có thể "ly khổ đắc lạc", đạt được giác ngộ giải thoát. chính vì thế, chuyển bánh xe pháp sau khi thành đạo là việc làm thiết yếu, là truyền thống quý báu, là hạnh nguyện cao cả của chư phật. chư phật quá khứ đã làm như vậy, chư phật hiện tại đang làm như vậy và chư phật vị lại cũng sẽ làm như vậy.
Đức thích ca mâu ni cũng vì một đại nguyện mà sanh vào cõi ta bà ngũ trược này để cứu khổ chúng sanh. ngài đã vạch ra một lối đi đúng đắn, thánh thiện để cho chúng sanh biết nẻo quay về, cải hoá tự tâm, tìm lại chân như thanh tịnh của chính mình. ngài đã nối tiếp truyền thống quý báu của chư phật, đã chuyển pháp luân nơi trần gian này với bài pháp đầu tiên đó là tứ đế.
Tứ đế là giáo lý truyền thống mà ba đời chư phật sau khi thành đạo đều thuyết giảng như là bài pháp đầu tiên, điều này đã được ghi rõ trong kinh pháp hoa:
Giáo lý tứ đế là nền tảng của toàn bộ hệ thống giáo lý đạo phật. bốn chân lý này đã được tự thân đức phật chứng nghiệm và truyền dạy lại. có thể nói tứ đế không chỉ là bài pháp đầu tiên mà đây là tư tưởng chính yếu, xuyên suốt trong 45 năm hoằng hoá độ sanh của đức phật, và chính ngài đã lặp lại rất nhiều lần trong các tạng kinh nikaya và ahàm rằng: "ta chỉ nói khổ và con đường diệt khổ".
Đức Phật đã vận dụng lý Nhân quả- bao gồm thế gian và xuất thế gian- để phân tích cuộc sống, khổ não là quả sinh ra từ nhân tham ái, chấp thủ, vô minh. Niết bàn là quả sinh ra từ nhân Bát Chánh Đạo. Bát chánh đạo là tám nguyên tắc sống chân chánh, đem lại an vui và hạnh phúc cho con người. Tám điều kiện này giúp cho cuộc sống của mỗi con người ngày càng trở nên trong sạch và lành mạnh, có công năng hỗ trợ con người từ bỏ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, có thể giải thoát khỏi các triền phược, nhiễm ô, xa lìa các dục. Trong Bát Chánh Đạo chánh tri kiến vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm then chốt nhất. Chánh tri kiến là sự nhận thức đúng đắn, là trí tuệ. Nhờ có trí tuệ, con người mới có thể phân biệt được đâu là thiện pháp, đâu là ác pháp. Nhờ có trí tuệ mới đoạn trừ được các ác pháp, các lậu hoặc, các kiết sử … và quan trọng hơn hết là nhờ có trí tuệ mới có thể tuệ tri được về Khổ-Tập-Diệt-Đạo một cách đúng đắn.
Ngoài ra, Bát Chánh Đạo còn có mối liên hệ mật thiết với ba môn học thù thắng của Đạo Phật, đó là Giới-Định-Tuệ. Ba môn học này là ba yếu tố chính giúp cho hành giả đoạn trừ phiền não, lậu hoặc, tâm được an nhiên tự tại đi vào Thánh Đạo với các quả vị tương ứng.
"Cho đến khi nào, này các Tỳ kheo! trong bốn Thánh Đế này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật không khéo thanh tịnh ở nơi Ta; thời này các Tỳ kheo, cho đến khi ấy, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiên và loài người, Ta không chứng tri đã thành vô thượng chánh đẳng chánh giác". (Phẩm Chuyển Pháp Luân).
Như vậy, Tứ Thánh Đế là pháp môn căn bản mà Đức Phật đã từng tu tập và chứng ngộ; Chư vị Thánh đệ tử và các vị Tổ sư từ xưa đến nay cũng đã từng nương theo pháp này mà tu tập và chứng đắc đạo quả. Do vậy, bốn chân lý cao thượng này được xem là bốn chân lý tu tập căn bản để tiến đến quả vị Phật.
Đức phật đã xây dựng giáo lý tứ đế trên nguyên lý thực nghiệm và trị liệu để trị tâm bệnh cho chúng sanh. trước hết ngài chỉ ra cho mọi người thấy rõ căn bệnh của mình (khổ), nguyên nhân đưa đến căn bệnh ấy (tập), sau đó ngài diễn tả trạng thái khoẻ mạnh, hết bệnh (diệt) và cách thức trị bệnh (đạo).
Khổ là một thực trạng hiển nhiên bao trùm lên tất cả mọi số phận, mọi chúng sanh từ vua quan cho đến thường dân, từ người giàu có sang trọng cho đến kẻ nghèo hèn, từ người khôn ngoan lanh lợi cho đến kẻ đần độn… đều có những nỗi khổ riêng. Khổ vốn đã là căn bệnh trầm kha mà không ai có thể tránh khỏi, tuy nhiên mức độ còn tuỳ thuộc vào tâm lý, thái độ, cách tiếp nhận cuộc sống của riêng mỗi người. Cuộc sống luôn luôn biến thiên, thay đổi, vô thường. Con người đã sinh ra thì phải lớn lên, nên quá trỉnh sanh già bệnh ch*t là một lẽ tất yếu. Đó là định luật tất nhiên mà mọi sự vật hiện tượng cho đến con người đều không tránh khỏi. Thế nhưng, do bởi tâm lý luyến ái, thích đeo bám vào những thứ mình vừa lòng thoả ý, không chịu chấp nhận sự thật, nên con người cảm thấy khổ đau.
Như vậy, nguyên nhân gây ra sự đau khổ là do sự thiếu hiểu biết, dẫn đến tham ái và chấp thủ. Khi tham ái và thủ không được thoả mãn, bởi cuộc sống vốn dĩ vô thường - thì con người càng khao khát về nó, từ đó càng lún sâu vào khổ luỵ.
Niết bàn là cảnh giới an vui, tịch tĩnh, vắng bặt mọi khổ đau, không còn bị phiền não, tham, sân, si chi phối. Đây là một cảnh giới thực tại, vượt khỏi mọi tư duy, khái niệm hay ngôn ngữ, chỉ có ai tu tập thực nghiệm mới hiểu được, như người uống nước nóng hay lạnh thì chỉ người ấy mới có thể tự cảm nhận. Để đạt được cảnh giới niết bàn chỉ có một con đường duy nhất, đó là tu tập Đạo đế, mà căn bản là thực hành Bát Chánh Đạo. Đây là tám cửa ngõ để dẫn dắt chúng sanh từ địa vị phàm phu tiến lên bậc thánh, là tám yếu tố căn bản giúp cho mọi người thanh lọc tâm tư và hành động ngày càng trở nên lành mạnh, giản dị, hướng thượng và đầy đủ trí tuệ, để từ đó kiến tạo cho mình một đời sống an vui, hạnh phúc ngay tại thế gian này.
Đức Phật là Bậc Đại Y Vương đã biết rõ chứng bệnh khổ đau của chúng sanh và đưa ra phương Thu*c điều trị hữu hiệu, vấn đề còn lại là tự thân mỗi người có chịu uống Thu*c để được lành bệnh hay không. Mỗi người đã thấy được nỗi khổ đau của đời mình chính là do vô minh, tham ái, chấp thủ gây ra thì cần phải tinh tấn tu tập. Theo Bát Thánh Đạo, chúng ta phải tích cực bồi dưỡng trí tuệ giải thoát của mình ngày càng sâu dày, để không còn bị bóng tối của vô minh che lấp. Chúng ta lại càng biết rằng tâm lý ái thủ không phải tự nhiên mà có, lại càng không phải là bản chất của con người, mà nó chính là kết quả của một chuỗi vận hành tương tục (Vô minh- hành- thức- danh- sắc- lục nhập- xúc- thọ- ái… ). Vì thế, khi vô minh hết, thì ái thủ cũng không còn và những nỗi khổ đau của con người cũng được giải phóng. Đến lúc này đời sống của con người sẽ trở nên hài hoà, yên tĩnh và tràn đầy hạnh phúc.
Chủ đề liên quan:
Bánh xe bánh xe pháp của chư Phật Giáo lý Tứ Đế quả vị Phật truyền truyền thống Tứ Diệu Đế