Tin y tế hôm nay

Tin y tế

TS. Từ Ngữ: Chăm sóc sức khỏe là giải pháp dài hạn để chung sống an toàn với dịch Covid-19

Trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, người ta chia làm 2 yếu tố: Một là vệ sinh và hai là chế độ dinh dưỡng. Đây cũng là điều nên chú ý hơn khi phải chung sống với dịch Covid-19.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết của TS. Từ Ngữ với tựa đề: Chăm sóc sức khỏe là giải pháp dài hạn để chung sống an toàn với dịch Covid-19, nhấn mạnh về chế độ dinh dưỡng và lối sống là vấn đề chúng ta nên ưu tiên.

Chúng tôi xin đăng tải bài viết này để quý vị độc giả có thêm thông tin tham khảo.

BS. TS. Từ Ngữ, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam nhấn mạnh, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như nâng cao việc chăm sóc sức khỏe là giải pháp hữu hiệu giúp chúng ta vượt qua mùa dịch Covid-19 an toàn.

Đâu là yếu tố cốt lõi để sống chung an toàn với dịch Covid-19?

Điều đầu tiên, chúng ta cần đặc biệt lưu tâm trong thời gian sống chung an toàn với dịch Covid-19 là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để có được một cơ thể khỏe mạnh. Đây là giải pháp quan trọng và cần thiết với mọi lứa tuổi.

Trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, người ta chia làm 2 yếu tố: Một là vệ sinh và hai là chế độ dinh dưỡng.

Trong yếu tố vệ sinh, bao gồm vệ sinh ngoài cơ thể (phân, nước, rác, không khí…) và vệ sinh thân thể (những yếu tố bên trong, trên thân thể như: răng, tóc…), tức là tắm rửa như thế nào mới đúng cách, đi ngoài ra sao, tập thở... để đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Các bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường trong đó có đường tiêu hoá. Do đó, tập thói quen giữ gìn vệ sinh ăn uống: không ăn quả xanh, không uống nước lã, không ăn thịt động vật hoang dã... Vệ sinh dụng cụ ăn uống bằng nước sôi, đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng đũa trong bữa ăn.

Thói quen dùng đũa của chúng ta cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Khi cho đũa vào miệng gắp đồ ăn sẽ có nước bọt, chấm chung sẽ tạo điều kiện cho virus trong nước bọt hòa vào bát gia vị và lây bệnh cho người khác. Do đó, chúng ta nên thay đổi thói quen, ăn đũa hai đầu, một đầu gắp thức ăn và một đầu đưa cơm vào miệng.

Về yếu tố dinh dưỡng, đây là mối liên quan giữa thực phẩm và con người. Nếu ăn thực phẩm này thì tốt cho hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và ngược lại. Đồng thời, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân bằng cũng là cách giúp cơ thể hấp thụ các chất một cách tốt nhất. Do đó, ăn uống chính là một yếu tố cốt lõi, nền tảng của sức khỏe.

Cùng với đó, chúng ta phải tạo lập một lối sống khỏe mạnh, bằng cách thường xuyên rèn luyện vận động, tập thể dục thể thao, chơi những bộ môn yêu thích để tăng sức bền, dẻo dai cho cơ thể.

Ngoài ra, luôn giữ tinh thần được thoải mái, để tránh rơi vào những trạng thái lo âu, căng thẳng, mệt mỏi…. Những thói quen này cần được xây dựng, tạo lập mỗi ngày và trong suốt cả cuộc đời.

Cho đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở trong nước đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, diễn biến trên thế giới vẫn đang phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Nguy cơ dịch bệnh thâm nhập vào trong nước vẫn còn hiện hữu, do đó chúng ta cần phải xác định sống chung an toàn với dịch bệnh.

Muốn chung sống an toàn chúng ta phải hiểu được về dịch bệnh này, sự nguy hiểm của nó và cơ chế lây lan. Từ đó, quán triệt thực hiện thật tốt tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế lây lan của virus SARS-CoV-2.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/ts-tu-ngu-cham-soc-suc-khoe-la-giai-phap-dai-han-de-chung-song-an-toan-voi-dich-covid-19-20200429155710593.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY