Nha khoa Phục hình hôm nay

Nha khoa phục hình đảm nhận các chức năng cấy ghép implant và nắn chỉnh răng. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant nhằm bảo tồn xương răng và giảm thiểu tiêu xương sau khi mất răng do nhổ răng sâu quá nặng (không thể chữa tuỷ), do bị nha chu, tai nạn và chịu tác động ngoại lực. Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp đặt trụ Implant vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thực thụ. Bên cạnh đó, khoa còn thực hiện các kỹ thuật ghép xương, nong rộng xương, nâng sàn xoang hàm để có đủ kích thước xương cần thiết cho cấy ghép. Các bệnh thường gặp như: Mất răng, răng sâu nặng, thương tổn xương răng, răng vẩu, răng ngược, răng khấp khểnh, hở hàm ếch, lệch lạc xương hàm mặt,...

Tự chế máy ngừa COVID-19, nhà khoa học gặp T*i n*n hài hước

Một tiến sĩ, nhà vật lý thiên văn người Úc đã phải nhập viện vì kẹt nam châm trong lỗ mũi khi chế tạo vòng cổ cảnh báo người dùng không cho tay lên mặt.

Nhà vật lý thiên văn thiết bị cảnh báo an toàn cho người dùng trong mùa dịch COVID-19.

Daniel đồng thời là nghiên cứu viên tại một trường đại học ở Melbourne (Úc). T*i n*n xảy ra vào tối 26/3 khi anh đang chế tạo một chiếc vòng cổ phát tín hiệu âm thanh cảnh báo nếu người dùng cho tay lên mặt.

“Tôi có một số thiết bị điện tử nhưng thực sự không có kinh nghiệm hay chuyên môn trong việc xây dựng mạch điện và các thiết bị điện”, Daniel thừa nhận, vốn dĩ anh chỉ nghiên cứu về sóng hấp dẫn và pulsar.

Nhà vật lý thiên văn cho rằng nếu chế tạo ra một chiếc vòng cổ chứa mạch điện có thể phát hiện từ trường, và gắn nam châm trên cổ tay thì chiếc vòng sẽ báo động nếu tay đưa lên gần mặt. Tuy nhiên, phần mạch điện tử mà Daniel làm đã thất bại.

Trong lúc buồn chán vì ý tưởng không thành công, anh đã thử chơi với số nam châm sẵn có. Nghĩ tương tự như khi kẹp chốt khuyên tai, Daniel thử kẹp hai nam châm vào vành tai, sau đó là lỗ mũi, một chiếc bên trong, một chiếc bên ngoài. Chuyện sẽ không có gì nếu như anh chàng không kẹp thêm hai nam châm nữa vào lỗ mũi còn lại.

Lúc Daniel gỡ hai chiếc nam châm phía ngoài thì hai chiếc phía trong liền hút chặt vào nhau. Tệ hơn là nhà vật lý thiên văn này cố gắng dùng những nam châm khác để…hút chúng ra.

Anh chàng cũng thử lên Google và vật lộn thêm 20 phút nhưng vì nam châm bị kẹt trong rãnh lỗ mũi nên không thể kéo ra được. Daniel còn thử dùng kìm để kéo chúng ra, nhưng mỗi khi đưa kìm lại gần thì chúng bị từ tính của nam châm hút lại. Lúc này anh chàng thấy đau và nhờ đồng nghiệp đưa tới bệnh viện.

Tại bệnh viện, các bác sĩ cho rằng đây là một T*i n*n hài hước do Daniel đã nghịch ngợm vì quá buồn chán khi làm việc ở nhà. Sau khi gây tê thì các bác sĩ cũng lấy được nam châm khỏi mũi của anh chàng.

Chia sẻ với Guardian Australia, Daniel nói rằng anh sẽ không đụng tới nam châm nữa và sẽ tìm cách khác để bớt nhàm chán trong thời gian ở nhà.

Theo Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/tu-che-may-ngua-covid-19-nha-khoa-hoc-gap-tai-nan-hai-huoc-1363579.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY