để kiểm soát bệnh lao là phát hiện bệnh sớm và tuân thủ liệu trình điều trị.
Việc sớm nhận biết những triệu chứng mắc bệnh lao phổi trong giai đoạn đầu sẽ giúp kiểm soát bệnh dễ dàng hơn.
Ho và khạc đờm: Ho là triệu chứng của mọi bệnh phổi cấp và mạn tính. Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi mà đã dùng nhiều loại Thu*c vẫn không giảm ho, phải nghĩ đến do lao phổi, nhất là ho khạc đờm xanh.
Ho ra máu: Ho do những nguyên nhân khác thường không kèm ra máu, nhưng ho ra máu là triệu chứng quan trọng của bệnh lao. Đây là triệu chứng gặp ở 60% những người lao phổi, thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.
Đau ngực, khó thở: Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.
Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS... dù đã bồi dưỡng nhiều cách nhưng trọng lượng vẫn không cải thiện. Khi ấy, hãy nghĩ ngay đến bệnh lao.
Sốt về chiều: Là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều. Những người có triệu chứng sốt như trên cùng với các triệu chứng về hô hấp như ho, khạc đờm, ho ra máu... phải nghĩ tới do lao phổi.
Giảm cân đột ngột: Bỗng dưng một ngày bạn phát hiện cân nặng sụt giảm trầm trọng không có lý do, dù đã bồi dưỡng nhiều cách nhưng trọng lượng vẫn không cải thiện. Khi ấy, hãy nghĩ ngay đến bệnh lao.
Sốt về chiều: Trường hợp bị ho, đau ngực kèm thêm sốt thì rất nhiều khả năng đang mắc bệnh lao. Bạn không sốt cao nhưng cơn sốt nhẹ kéo dài từ ngày này sang ngày khác, đặc biệt sốt về chiều - là dấu hiệu điển hình nhiễm vi khuẩn lao.
Đổ mồ hôi đêm: Bệnh lao có thể gây ra chứng mất ngủ do ho và sốt, kèm theo đó là đổ mồ hôi đêm. Đây là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh lao.
Mệt mỏi, chán ăn: Là dấu hiệu rất phổ biến của người mắc lao. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, không muốn ăn uống. Lúc nào bạn cũng cảm thấy không còn năng lượng, chỉ muốn nằm cả ngày.
Bệnh nhân lao phải tuân thủ theo điều trị lao dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ ba chữ “Đ” có nghĩa: đúng, đủ, đều.
Đủ: Đủ thời gian (6 hoặc 8 tháng). Tùy theo loại bệnh lao được bác sĩ chỉ định, loại bệnh mới hay tái trị mà áp dụng phác đồ và thời gian cho từng loại bệnh đó.
Đều: Bệnh nhân phải uống Thu*c thật đều đặn hàng ngày, thông thường uống vào buổi sáng lúc bụng đói. Tuy nhiên cũng tùy vào cơ địa và tùy vào sự dung nạp Thu*c của từng bệnh nhân, lúc đó bác sĩ có thể chỉ định cho uống sau ăn hoặc trước khi đi ngủ buổi tối. Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân không tự ngưng Thu*c hoặc bỏ cữ Thu*c vì uống Thu*c không đều đặn. Lúc uống sáng, lúc tối, nhớ lúc nào uống lúc nấy... Nồng độ Thu*c diệt vi trùng lao không đủ hiệu lực sẽ tạo cho vi trùng lao kháng Thu*c, gây khó khăn cho công tác về sau. Ngoài ra còn tạo nguồn vi trùng lao kháng Thu*c lây lan cho người thân và cho cộng đồng. Tuy nhiên trong quá trình bệnh nhân có thể ngưng uống Thu*c lao vài ngày do điều kiện bắt buộc nào đó, nhưng không được phép bỏ Thu*c trên 7 ngày (trừ trường hợp đặc biệt bác sĩ cho tạm ngưng Thu*c do bệnh nhân bị dị ứng Thu*c). Trong quá trình có thể có tác dụng phụ của Thu*c lao xảy ra. Nhẹ: nổi mề đay, ngứa, mệt mỏi đau nhức các khớp lớn (hội chứng giả gút). Nặng: Sốc phản vệ, viêm gan, vàng da, đau bụng nôn ói, viêm trợt da. Nếu có những dấu hiện trên báo ngay cho bác sĩ cho mình biết, để có hướng xử trí.
Sau khi uống Thu*c lao, nước tiểu có màu đỏ và thậm chí đổ mồ hôi hoặc nước mắt có màu đỏ là bình thường vì đây là màu của Thu*c.
Vi trùng lao rất dễ đề kháng Thu*c lao. Nếu người bệnh không tuân thủ theo hướng dẫn như trên thì hậu quả là không khỏi bệnh; tạo vòng vi trùng kháng Thu*c khó chữa dẫn đến Tu vong và còn để lại nguồn lây kháng Thu*c cho gia đình và xã hội (thà không còn hơn lao không đúng).
Ngày nay, cùng với tiến bộ của khoa học, bệnh lao đã cơ bản được khống chế, tiên lượng tốt. Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu bất thường, thì mọi người nên đi khám ngay để được kịp thời.