Bệnh theo mùa hôm nay

Tuyệt đối tránh những kiêng kỵ ngớ ngẩn sau khi bị thủy đậu

(MangYTe) - Người Việt có nhiều kiêng kị khi bị thủy đậu tới mức ngớ ngẩn không tưởng. Những kiêng kị này chỉ khiến bệnh trở nặng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Kiêng không tắm liên tục nhiều ngày khi bị thủy đậu để tránh bị rỗ: Việc kiêng kị khi bị thủy đậu như trên có thể khiến bạn bị nhiễm trùng da, viêm da do mủ hoặc chất dịch từ các mụn bệnh vỡ ra không được vệ sinh sạch sẽ gây ra.

Bôi chấm nước các loại lá cây theo truyền miệng trên mạng để giảm mụn thủy đậu: Cách chữa bệnh thủy đậu này là một sai lầm nhiều người mắc phải. Nếu bạn tự ý bôi chấm các loại lá không rõ nguồn gốc lên vết mụn rất dễ gây nhiễm trùng bội nhiễm.

Tắm nước gốc rạ chữa thủy đậu cũng không hề có tác dụng mà lại là nguyên nhân dễ gây ra nhiễm trùng da.

Kiêng ăn trứng đồ tanh khi bị thủy đậu vì dễ bị loang rỗ. Thông tin này cũng là tin đồn không có căn cứ. Trứng chỉ có thể gây ra phản ứng dị ứng nếu bạn có cơ địa dị ứng với trứng. Ngoài ra, trứng không gây ra biến chứng khiến da bạn bị loang trắng hoặc làm mụn thủy đậu bị rỗ như đồn đại.

Kiêng ăn đồ nếp khi bị thủy đậu cũng không đúng. Đồ nếp chỉ nên kiêng khi bạn bị những bệnh thận gan hoặc tiểu đường, bạn bị viêm nhiễm có cắt xẻ phẫu thuật chữa bệnh. Gạo nếp không ảnh hưởng đến mụn thủy đậu.

Kiêng ăn cá thịt khi bị thủy đậu là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị thiếu dinh dưỡng, không đủ khỏe mạnh để chống lại bệnh khiến bệnh dai dẳng khó chữa hơn.

Tự chọc vỡ mụn mủ để bệnh thủy đậu nhanh khỏi cũng là quan niệm cực kỳ sai về bệnh thủy đậu. Việc bạn tự chọc vỡ mụn nước có thể mụn lây lan nhiều hơn, da bạn dễ nhiễm trùng bội nhiễm rất nguy hiểm. Nguồn ảnh: Kênh sức khỏe, Đời sống pháp luật.
Theo PV - Kiến thức
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tuyet-doi-tranh-nhung-kieng-ky-ngo-ngan-sau-khi-bi-thuy-dau-n319235.html)

Tin cùng nội dung

  • Xưa Tết cổ truyền có hàng loạt điều kiêng kị để không bị “rông” cả năm. Tùy từng vùng miền mà có kiêng kị khác nhau, nhưng xã hội ngày càng phát triển nên tới nay có cái còn, có cái đã mai một.
  • Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm 2015 đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận 149 trường hợp mắc bệnh thủy đậu...
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Những ngày này, nhiều trẻ bị mắc thủy đậu, việc ăn uống đúng CÁCH, giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, TRÁNH biến chứng.
  • Con gái tôi khi hơn 13 tháng tuổi đã mắc bệnh thủy đậu, nay cháu đã được 19 tháng tuổi.
  • Theo PGS.TS Vũ Nam, thời kỳ phát bệnh cần kiêng: tắm nước lã, ăn gừng, hạt tiêu, đồ cay, mỡ dầu, thúc ăn ngọt đậm…
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY