U nang buồng trứng xoắn là một cấp cứu có thể xảy ra đột ngột. Các khối u có cuống dài, trọng lượng vừa phải, đường kính 8 - 10cm dễ bị xoắn do nặng hơn
u nang buồng trứng xoắn">u nang buồng trứng xoắn là một cấp cứu có thể xảy ra đột ngột. Các khối u có cuống dài, trọng lượng vừa phải, đường kính 8 - 10cm dễ bị xoắn do nặng hơn, tuy nhiên các u nang và nang hoàng tuyến sau nạo thai trứng cũng có thể bị xoắn.
Về hình thể,
u nang buồng trứng có hai loại: có cuống và không có cuống. Trường hợp không cuống, u nang phát triển mà không gây đau, chỉ khi nào đủ lớn thì người bệnh mới cảm thấy tưng tức tại chỗ, bụng phía bên đó hơi to ra, hoặc bụng to như người mang bầu nếu u nang to.
Trường hợp có cuống thì trái lại, triệu chứng đau xuất hiện rất sớm vì u nang dễ bị xoắn nhẹ và sau đó lại trở về vị trí cũ nên người bệnh đỡ đau hoặc hết đau. Nếu xoắn mạnh hơn, u nang sẽ không thể trở về vị trí ban đầu và do không được máu tới nuôi dưỡng nếu không được mổ kịp thời, u nang có thể bị hoại tử và vỡ, gây viêm màng bụng (phúc mạc).
Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây xoắn không rõ, có thể do động tác đi lại, chạy nhảy làm khối u di chuyển nhiều trong ổ bụng gây xoắn hoặc sau sinh tử cung thu hồi làm ổ bụng trống, u di chuyển dễ. Vì vậy, cuống càng dài không bám dính với các tổ chức mô xung quanh, tính di động cao do đó dễ dàng xoay chuyển, thay đổi vị trí khi chúng ta di chuyển hoặc thay đổi tư thế thì càng dễ xoắn. Tất cả chị em nằm trong độ tuổi sinh sản đều có nguy cơ mắc
u nang buồng trứng trong đó bé gái tuổi dậy thì cũng có thể gặp do có sự thay đổi về hoóc-môn Sinh d*c.
Thông thường, bệnh có triệu chứng đau bụng đột ngột, đau dữ dội, đau khắp bụng nhưng thường có điểm đau khu trú một bên hốc chậu phía có u buồng trứng xoắn, có thể bị nôn mửa. Nếu xoắn là chậm và không nghiêm trọng, sau đó cơn đau sẽ được nhẹ hơn. Có trường hợp cơn đau dịu đi nhưng đau âm ỉ, có thể có bí trung đại tiện. Nếu trường hợp u nang quá to gây chèn ép các cơ quan xung quanh ổ bụng thì có thể xuất hiện 1 số triệu chứng tưởng chừng như không liên quan đến bệnh như tiểu rắt, tiểu khó (nếu chèn ép bọng đái), táo bón (chèn ép trực tràng), phù 2 chi dưới (chèn ép hệ tĩnh mạch)…
Về điều trị, nếu phát hiện sớm thì việc điều trị đơn giản, phẫu thuật cắt
u nang buồng trứng có cuống, trong điều kiện bình thường người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu phải cắt đi một phần buồng trứng thì phần còn lại vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và đảm bảo chức năng sinh sản. Nếu phải mổ cấp cứu là khi đã có biến chứng hoại tử hay viêm phúc mạc sẽ rất phức tạp, thậm chí nguy hiểm như nhiễm khuẩn và lâu dài về sau sẽ bị dính ruột gây tắc ruột. Nếu phát hiện muộn khối u sẽ bị hoại tử, có thể dẫn đến Tu vong.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn