Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Uốn ván: dấu hiệu triệu chứng, điều dưỡng chăm sóc truyền nhiễm

Clostridium Tetani là một trực khuẩn Gram (+), ở ngoại cảnh nó tồn tại dưới dạng nha bào, sống nhiều năm trong đất

Định nghĩa

Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do Clostridium Tetơni gây nên. Vi khuấn sinh sản tại nơi xâm nhập, độc tố tiết ra tác động vào dây thần kinh vận động gây co cứng cơ vân và co giật toàn thân. Bệnh diễn biến khó lường trước được, tỉ lệ Tu vong cao.

Mầm bệnh

Clostridium Tetani là một trực khuẩn Gram ( ), ở ngoại cảnh nó tồn tại dưới dạng nha bào, sống nhiều năm trong đất, nhất là những nơi có lẫn phân động vật, chịu được nước sôi 1 - 3 giờ, đề kháng tốt với dung dịch phenol 5%, formalin 3%.

Nha bào còn được tìm thấy trong bụi, trong ruột các động vật có vú, nhất là ngựa và cừu.

Dịch tễ

Clostridium Tetani xâm nhập qua các vết thương ở da, niêm mạc do T*i n*n giao thông, vết thương chiến tranh, thú thuật không vô khuẩn...

Trẻ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi thường bị bệnh nặng. Tỷ lệ Tu vong cao 30- 50%.                   

Bệnh sinh

Sau khi xâm nhập vào vết thương, nha bào phá vỏ chuyển thành dạng hoạt động, sinh sản tại đây và tiết ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố có 3 thành phần.

nhưng chính Tetnospasmin tác động lên điểm cuối của thần kinh cơ và sợi cơ gây co cứng. Ngoài ra. độc tố còn tác động lên tuỷ sống làm tăng hoạt động cùa các cung phán xạ...

Các vết thương dập nát, sâu. có nhiều mỏ hoại tử, nhiều đất bụi, thiếu oxy chính là nơi vi khuẩn phát triển tốt.

Lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh

Từ lúc bắt đầu bị thương đến lúc cứng hàm, trung bình 7 - 14 ngày, thời kỳ ú bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.

Thời kỳ khỏi phát

Người bệnh hơi mệt, nhức đầu. mất ngú, mỏi quai hàm. nói khó, nuốt vướng, uống nước sặc. Khi thăm khám, thấy cơ nhai co cứng, không có điểm đau rõ rệt, khổng thể đè lưỡi đế mở rộng miệng được.

Thòi kỳ toàn phát

Triệu chứng có thể tại chỗ (cứng hàm, cứng gáy) hay toàn thân.

Co cứng đau cơ:

Co cứng bắt đầu là cơ nhai (cứng hàm) rồi đến cơ mặt (cơ nhăn mặt, Ricus Sardonios), cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, cơ chi dưới (duỗi), cuối cùng là cơ chi trên (co quắp).

Sự co cứng liên tục.

Co giật cứng toàn thân:

Xảy ra sau một kích thích (đụng chạm, ánh sáng, tiếng ồn...), khi co thắt các cơ hầu họng người bệnh khó nuốt, co thắt cơ thanh quản gây nghẹt thở, tím tái, ngừng thở.

Rối loạn chức năng:

Khó nuốt, khó nói, co cơ hô hấp, tăng tiết đờm dãi, bí tiếu - đại tiện.

Toàn trạng:

Người bệnh hoàn toàn tính táo.

Sốt 38 - 39 độ c.

Mạch hơi nhanh 90 - 120 lần/phút.

Vã mồ hôi sau các cơn giật.

Khi bệnh diễn biến nặng sẽ có sốt cao trên 39°c, mạch nhanh trên 140 lần/phút, tăng tiết đờm dãi, lơ mơ hoặc hôn mê vì thiếu oxy não.

Tiến triển

Thuận lợi:

Từ ngày thứ 10, các cơn co giật thưa dần, mạch, nhiệt độ trớ lại bình thường, miệng há rộng dần. Thời kỳ lại sức kéo dài.

Xấu:

Bệnh càng ngày càng nguy kịch, người bệnh đi vào hôn mê và Tu vong trong vòng vài ngày.

Bệnh đang thuyên giảm thì đột nhiên nguy kịch dẫn đến Tu vong.

Chẩn đoán

Dựa vào dịch tễ học và lâm sàng.

Điều trị

Điều trị đặc hiệu

Trung hoà độc tố: SAT (Serum Anti Tetaniqiie) phải dùng sớm khi độc tố còn lưu hành trong máu, chưa gắn vào tế bào thần kinh.

Cách dùng: 1/2 tiêm bắp, 1/2 tiêm dưới da, 1 liều duy nhất: 20.000 - 30.000 đv (test trước).

Vacxin phòng uốn ván: 0,5 ml tiêm bắp X 2 mũi, cách nhau 1 tháng. Kháng sinh Penicilin 50.000 - 100.000 đv/kg/ngày (vết thương còn viêm).

Săn sóc quan trọng

Bảo đảm thông khí đường hô hấp: Thở 02, hút đờm dãi, mở khí quản.

Kiểm soát cơn co giật: An thần nhanh kèm giãn cơ.

Điều trị nền: 2 - 4 mg/kg/ngày chia 4 lần.

Dùng Diazepam uống hay nhỏ giọt tĩnh mạch.

Điều trị cắt cơn: 0,5 mg/kg/lần. Tiêm tĩnh mạch chậm.

Xử lý vết thương: cắt lọc, làm sạch rửa oxy già, dùng kháng sinh diệt trùng.

Điều chính rối loạn nước - điện giải.

Chống tái phát.

Dự phòng

Xử lý vết thương có nguy cơ bị uốn ván.

Rửa sạch vết thương bằng nước oxy già.

Cắt lọc. lấy dị vật.

Không băng quá kín, quá chặt.

Dùng Ampicillin 2g/ ngày.

Tiêm vacxin phòng uốn ván VAT.

VAT 0,5 ml tiêm bắp X 2 lẩn cách nhau 1 tháng.

Vô khuẩn dụng cụ.

SAT: 1.500 đv, tiêm bấp.

Vệ sinh môi trường.

Chích VAT cho trẻ em, sản phụ theo lịch tiêm chủng.

Chăm sóc người bệnh bị uốn ván

Nhận định

Tình trạng hô hấp:

Quan sát da, móng tay, móng chán, đếm nhịp thờ, kiểu thở, tình trạng tăng tiết. Nếu người bệnh có co thắt thanh quản, co giật liên tục, có cơn ngừng thớ, ứ đọng dòm dãi: Dẫn đến suy hô hấp, khó thớ nặng, nên mớ khí quán, cho thở 02.

Tình trạng tuần hoàn:

Mạch.

Huvết áp.

Theo dõi mạch, huyết áp 30 phút/lần, 1 giờ/ lần, 3 giờ/lần.

Mạch nhanh yếu, thở yếu, huyết áp dao động là tình trạng nặng. Cần chuẩn bị dụng cụ để hồi sức cấp cứu.

Tình trạng thần kinh:

Co cứng cơ liên tục.

Co giật cứng toàn thân.

Rối loạn cơ năng.

Người bệnh thường tinh và đau nhiều.

Tình trạng chung:

Đo nhiệt độ: Không cao lắm, nếu sốt cao cần đề phòng các nhiễm trùng phối, đường tiểu hay vết thương...

Vã mổ hôi nhiều sau cơn co giật.

Hôn mé hay lơ mơ do thiếu oxy não.

Xem bệnh án để biết:

Chẩn đoán .

Chi định Thu*c.

Xét nghiêm.

Các yêu cầu theo dõi khác, yêu cầu dinh dưỡng: Có thể cho người bệnh ăn bằng đường miệng không? Nếu người bệnh mê sáng phải cho ăn qua ống thông dạ dày.

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi các biến chứng.

Thực hiện y lệnh.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.

Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng.

Hướng dẫn nội quy.

Giáo dục sức khóe.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí:

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu nghiêng sang 1 bên (đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết).

Đặt Canuyn Mayor (đề phòng tụt lưỡi).

Bóp bóng Ambu nếu có cơn ngừng thở.

Cho thở oxy.

Chuẩn bị dụng cụ, Thu*c đế trợ giúp bác sĩ mở khí quản.

Theo dõi nhịp thở. tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón.

Hút đờm dãi đúng kỹ thuật.

Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận người bệnh và báo cáo ngay bác sĩ.

Theo dõi sát mạch, huyết áp 30 phút /lần, lgiờ/lần, 3giờ/lần.

Thực hiện các y lệnh:

Chính xác kịp thời

Thu*c:

SAT.

Kháng sinh.

An thần.

Theo dõi cơn co giật (nhịp độ, cường độ, đáp ứng Thu*c an thần)/ngày, độ mở miệng. Đề phòng sặc.

Từ lúc cứng hàm đến co giật dưới 48 giờ là bệnh nặng.

Có cơn co giật tím tái hoặc ngừng thở phải hổi sức cấp cứu ngay.

Giữ an toàn cho người bệnh.

Lấy nhiệt độ.

Hạn chê các yêu tô gây co giật. Báo đám yên tĩnh, không tiếng động, ánh sáng dịu.

Săn sóc vết thương (nếu có). Thay băng hàng ngày.

Giai đoạn hồi phục còn cứng cơ, cứng khớp nên tập luyện và làm vật lý trị liệu.

Xét nghiệm.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tổn tuỳ tình trạng người bệnh.

Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng

Nhiệt độ cao: Lau mát.

Vệ sinh rãng miệng.

Vệ sinh mắt, tai, mũi.

Vệ sinh da, chăm sóc đề phòng loét, giữ cho khăn trải giường khô và thẳng.

Săn sóc mở khí quản hàng ngày và chuẩn bị rút khi người bệnh hết khó thở. Làm loãng đờm để dễ hút.

Cần tập trung công tác chãm sóc để hạn chế co giật.

Nuỗi dưỡng:

Cho ãn lóng và sệt để tránh sặc.

Nặng thì cho ăn qua ống thông dạ dày và truyền dung dịch ưu trương.

Dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp.

Giáo dục sức khỏe

Ngay từ khi người bệnh mới vào phái hướng dẫn nội quy khoa phòng cho người bệnh (nếu tính) và thân nhân của người bệnh.

Tiêm chúng DPT khi chưa có vết thương cho trẻ em theo lịch tiêm chủng: Mũi 1 (DPT1): Khi trẻ 2 tháng tuổi.

Mũi 2 (DPT2): Khi trẻ 3 tháng tuổi.

Mũi 3 (DPT3): Khi trẻ 4 tháng tuổi.

- Khi có vết thương phái tiêm SAT 1.500 - 3000 đv/tiêm bắp và tiêm vacxin. Dự phòng uốn ván rốn:

Quán lý thai.

Đỡ đé vô khuán.

Tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ khi mang thai.

Sát khuán đầu cuống rốn bằng cồn iốt.

Đánh giá

Được đánh giá là chàm sóc tốt:

Từ ngày thứ 10 trở đi các cơn giật giảm dần.

Mạch nhiệt độ trở lại bình thường.

Miệng há to dần.

Ngủ được.

Thời kỳ lại sức kéo dài hàng tháng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/dieuduongtruyennhiem/cham-soc-nguoi-benh-uon-van/)

Tin cùng nội dung

  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY