Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Uống Thuốc đau họng, bé trai bị sốc phản vệ nguy kịch

(MangYTe)- Sau khi uống Thuốc và được mẹ chở vào lớp học, bé than mệt,đau bụng, da đỏ toàn thân.

Ngày 25-6, thông tin từ Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết vừa kịp thời cứu sống một bé trai bị sốc phản vệ nặng gây rối loạn nhịp tim sau khi được mẹ cho uống Thuốc đau họng.

Bệnh nhi là bé trai NTP (11 tuổi, ngụ Bình Chánh, TP.HCM), trước đó nhập BV Nhi đồng Thành phố trong tình trạng tím tái, thở yếu, nhịp tim giảm còn 40 – 50 lần/phút. Mạch khó bắt, huyết áp khó đo, điện tâm đồ biểu hiện nhịp thất, ngoại tâm thu thất. Bệnh nhi nhanh chóng được đặt nội khí quản giúp thở, tiêm truyền dịch và đặt máy tạo nhịp.

Bệnh diễn tiến nặng với suy hô hấp phức tạp, sốc, rối loạn nhịp tim. Do đó, bệnh nhi được tiếp tục truyền dịch, truyền Thuốc chống sốc, điều chỉnh toan chuyển hóa và điện giải.

Sau 48 giờ điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, cai được máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.


Bé trai sốc phản vệ sau khi uống loại Thuốc ho của mẹ. Ảnh: BVCC

Người nhà bệnh nhi cho biết, trưa cùng ngày nhập viện bé P. than đau họng nên mẹ lấy Thuốc uống còn dư của mình (gồm cotrim 960 mg, cephalexin 500mg, paracetamol 500mg, B - Complex C 500mg, tự mua ngoài tiệm trước đó) cho con uống. Sau đó, bé được mẹ chở đến trường học.

Khoảng 15 phút sau khi vào lớp bé P. than mệt, đau bụng tăng dần rồi ngất đột ngột. 30 giây sau bé tỉnh lại và đi tiêu phân sệt vàng không đàm máu, da đỏ toàn thân. Thấy vậy, cô giáo đo huyết áp và báo chuyển gấp đến BV.

BS CK2 Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố, cho biết đây là trường hợp sốc phản vệ do Thuốc kèm rối loạn nhịp nặng.

“Qua trường hợp này chúng tôi lưu ý các phụ huynh không nên tự ý mua Thuốc cho trẻ uống khi trẻ bệnh mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được BS thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Khi biết trẻ có dị ứng Thuốc, phụ huynh phải khai báo với BS để tránh gây phản ứng Thuốc nặng xảy ra cho trẻ” - BS Tiến lưu ý.

Bé 3 tháng nguy kịch vì uống sữa non trộn với sữa mẹ

(PLO)- Bệnh nhi nhập viện do sốc sữa non trộn với sữa mẹ.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/uong-thuoc-dau-hong-be-trai-bi-soc-phan-ve-nguy-kich-920550.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Anh H.M.T. 33 tuổi ở Đắc Lắc đi khám bệnh ở BV Nguyễn Tri Phương vì bệnh kéo dài một năm với triệu chứng ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ói, ợ chua và táo bón.
  • Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY