Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Uống Thuốc hydroxychloroquine để phòng Covid-19, nạn nhân bị rối loạn thần kinh, rối loạn nhịp tim

Mặc dù không bị nhiễm bệnh nhưng người phụ nữ đã tự ý mua, uống quá liều loại Thuốc được cho là có thể điều trị Covid-19 nên xuất hiện hiện tượng rối loạn thần kinh, nhịp tim.

Vào ngày 23/2, một phụ nữ ở Vũ Hán mặc dù không bị nhiễm bệnh nhưng đã tự ý mua và uống quá liều loại Thuốc được cho là có thể điều trị Covid-19 nên đã xuất hiện hiện tượng rối loạn thần kinh, rối loạn nhịp tim. Sau đó, bệnh nhân này đã được đưa tới đơn vị Hồi sức tích cực ICU.

Trả lời phỏng vấn The Paper (Trung Quốc) ngày 25/2, Trưởng Khoa cấp cứu, Bệnh viện Phổ Nhân, Vũ Hán, bác sĩ Hoàng Hải Đông cho biết, bệnh nhân nhập viện do sử dụng hydroxychloroquine quá liều. Hydroxychloroquine là "anh em" của chloroquine, được đưa vào Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi do virus corona mới (Bản thử nghiệm lần thứ 6) của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.

Bác sĩ Hoàng Hải Đông cảnh báo rằng, cả hydroxychloroquine và chloroquine đều là Thuốc kê theo đơn. Khi dùng, bệnh nhân cần dựa theo lời khuyên của bác sĩ.

Trước đây, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc đã ban hành Thông báo về việc theo dõi chặt chẽ các phản ứng có hại trong việc sử dụng Hydroxychloroquine tới các ủy ban, đơn vị y tế địa phương trong tỉnh. Thông báo đề cập: "Theo Phòng Nghiên cứu virus Vũ Hán, Học viện Khoa học Trung Quốc, nếu người trưởng thành dùng với liều lượng từ 2-4g sẽ gây ch*t người".

Báo Trung Quốc cho biết, trước tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19, rất nhiều người khi xuất hiện các triệu chứng như sốt, sổ mũi, ho, đã tỏ ra vô cùng lo lắng, tuy không dám đi bệnh viện nhưng lại lo ngại bản thân có thể nhiễm Covid-19 nên đã vội vàng dùng Thuốc, hy vọng những loại Thuốc này có thể nhanh chóng giúp bệnh thuyên giảm.

Trên thực tế, việc dùng Thuốc dự phòng cơ bản sẽ không có tác dụng và việc dùng nhiều loại Thuốc cùng lúc sẽ gây ra tác dụng phụ lớn, dùng nhầm Thuốc sẽ vô cùng nguy hiểm.

Trong khi đó, các chuyên gia của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, họ không chủ trương dùng Thuốc cho những người không nhiễm bệnh.

Ông Trương Bá Lễ, Hiệu trưởng trường Đại học Y học Cổ truyền Thiên Tân, Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc kiêm thành viên nhóm chuyên gia Ủy ban Y tế Quốc gia khẳng định: "Chúng tôi không có chủ trương cho những người không bị bệnh dùng Thuốc, hoặc sử dụng một số loại Thuốc để phòng ngừa, bởi vì hiện nay vẫn chưa có loại Thuốc phù hợp để dự phòng".

Ông nói thêm: "Điều trị theo y học cổ truyền Trung Quốc là điều trị triệu chứng, không phải là điều trị virus, tức chỉ điều tiết trạng thái miễn dịch của cơ thể. Chúng ta bị bệnh là kết quả của cuộc đấu giữa virus và khả năng miễn dịch của con người. Nếu virus chiến thắng thì chúng ta bị bệnh. Do đó, tăng cường sức đề kháng thì sẽ không dễ bị lây nhiễm, và (thậm chí) nếu lây nhiễm thì cũng là thể nhẹ. [Chúng tôi] không chủ trương việc mọi người dùng Thuốc trung y để dự phòng".

Theo các chuyên gia Tung Quốc, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân dễ hoảng loạn. Tuy nhiên, mọi người nên bình tĩnh, chú ý rằng, khi đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân, cũng cần phải quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần người thân, kịp thời trao đổi và chia sẻ thông tin, tránh trường hợp vì lo lắng thái quá mà uống Thuốc quá liều, thậm chí có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Mới đây, sau khi nghe theo tin đồn Thuốc điều trị sốt rét có thể phòng được bệnh Covid-19, một người đàn ông đã mua về uống. Sau khi uống 15 viên Thuốc, bệnh nhân có triệu chứng nôn nhiều, mờ mắt, suy hô hấp… nên đã được cấp cứu tại bệnh viện tuyến cơ sở và được chuyển tới Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Trước vấn đề này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh) khuyến cáo, người dân không nên tự ý mua Thuốc sốt rét về uống dự phòng hay điều trị. Biện pháp dự phòng Covid-19 tốt nhất là thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, bổ sung dinh dưỡng, luyện tập thể thao...

Covid-19: Chuyên gia tâm lý giải thích nguyên nhân người dân đổ xô đi mua giấy vệ sinh

An An

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/uong-thuoc-hydroxychloroquine-de-phong-covid-19-nan-nhan-bi-roi-loan-than-kinh-roi-loan-nhip-tim-82020233214918806.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cách sắc Thuốc và uống Thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của Thuốc với cơ thể bệnh nhân.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Trẻ rất sợ uống Thuốc dù Thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống Thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY