Hành trình 10 năm của Dự án Thiện Nhân và Những người bạn trải qua với 14 kỳ khám phẫu thuật với 1.500 ca được phát hiện dị tật và 487 em nhỏ được “vá lỗi của tạo hoá” là hành trình của tình yêu thương đồng loại. Tình yêu thương ấy đã vượt qua mọi biên giới của khoảng cách địa lý, của ngôn ngữ, của mỗi quốc gia, dân tộc.
Suốt 10 năm, bác sĩ Roberto De Castro đã dành dụm các kỳ nghỉ phép của mình để sang Việt Nam phẫu thuật cho trẻ em bị khiếm khuyết cơ quan Sinh d*c. |
Có lẽ đến nay mọi người vẫn còn nhớ câu chuyện của “Chú lính Thiện Nhân” đã trải qua 9 lần phẫu thuật để tái tạo bộ phận Sinh d*c bị mất do thú hoang cắn khi mới sinh ra. Trong quá trình khám chữa bệnh cho Thiện Nhân, chị Trần Mai Anh (mẹ nuôi Thiện Nhân) đã gặp gỡ các bác sĩ hàng đầu thế giới về lĩnh vực tái tạo bộ phận Sinh d*c.
Lúc này, chị trăn trở mãi với suy nghĩ: Tại sao không mời các bác sĩ về Việt Nam, trong khi ở Việt Nam còn rất nhiều em bé bị mắc dị tật Sinh d*c, hoặc do T*i n*n mà mang mặc cảm suốt đời? Và như một cơ duyên khi chị Mai Anh có dịp tiếp xúc với ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng, chống thương vong châu Á, họ có chung suy nghĩ muốn trợ giúp cho các em nhỏ bị dị tật bộ phận Sinh d*c và các bệnh liên quan (rối loạn giới tính, lỗ tiểu thấp/cao, cần tái tạo bộ phận Sinh d*c…) nên đã cùng sáng lập ra Dự án Thiện Nhân và Những người bạn với sự tham gia của bác sĩ người Ý Roberto De Castro - người đã thực hiện ca phẫu thuật cho Thiện Nhân.
Suốt 10 năm qua, bác sĩ Roberto Des Castro đều “dành dụm” kỳ nghỉ của mình cho việc bay sang Việt Nam để chữa cho những trẻ khiếm khuyết cơ quan Sinh d*c. Ngoài ra, ông đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và mời thêm nhiều đồng nghiệp của mình tham gia. Năm 2019 đánh dấu một bước phát triển và đội ngũ các bác sĩ quốc tế tình nguyện sang Việt Nam để chữa trị miễn phí cho các em với 7 bác sĩ từ Ý, Nga, Belaruss.
Tổng kết 10 năm, ông Greig Craft cho biết, những khiếm khuyết ở bộ phận Sinh d*c vốn là một đề tài được coi là tế nhị và các gia đình và cả bệnh nhân đều muốn giấu kín, bởi các quan niệm phong tục ở châu Á. Tuy nhiên, câu chuyện của Thiện Nhân đã thay đổi quan niệm này. Tới năm 2019, Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) cùng Quỹ Thiện Nhân và Những người bạn đã khám 1.500 ca, phẫu thuật 487 trường hợp. Chi phí cho các ca phẫu thuật đều do các nhà hảo tâm trong và ngoài nước ủng hộ chứ không có một tổ chức nào tài trợ toàn bộ.
“Đây là điều tự hào vì suốt 10 năm qua, chương trình luôn cần một số tiền lớn để giúp các em và chính người Việt Nam đã giúp người Việt Nam. Đây là một sự thay đổi nhận thức rất lớn… Chương trình đã có sức lan tỏa đến hàng nghìn người có hoàn cảnh khó khăn khác. Họ đã tìm đến Thiện Nhân và Những người bạn như một niềm hy vọng cuối cùng”, ông Greig Craft chia sẻ.
Chủ đề liên quan:
bác sĩ người Ý khiếm khuyết bộ phận sinh dục Roberto De Castro Thiện Nhân trẻ em trẻ em Việt trẻ em việt nam việt nam