Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Vắc xin Covid-19 made in Việt Nam dự kiến thử nghiệm cuối năm nay

Thông tin từ Bộ Y tế ngày 11.8 cho biết, Việt Nam hiện có 4 đơn vị nghiên cứu, phát triển vắc xin Covid-19 cho kết quả khả quan.

Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị chuẩn bị cho sản xuất vắc xin này trên quy mô công nghiệp.

TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 Bộ Y tế (VABIOTEC), cho biết với các lô vắc xin do VABIOTEC sản xuất, thử nghiệm trên động vật gần đây cho thấy, sau khi tiêm mũi nhắc lại, kháng thể trong máu có tăng lên. Theo TS Đạt: “Nồng độ kháng thể tăng lên, duy trì kéo dài là điều cần thiết nhất với vắc xin. Nó sẽ giúp người tiêm được bảo vệ lâu dài thay vì phải tiêm nhắc lại trong thời gian ngắn”.

TS Đạt dự kiến: “Với tiến độ như hiện nay, đầu năm 2021 chúng tôi sẽ thử nghiệm vắc xin trên người tình nguyện, nhóm nhỏ. Khi hoàn thiện, quy mô sản xuất có thể đạt 100 triệu liều/năm”. Từ tháng 2 vừa qua, VABIOTECH đã hợp tác cùng các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) tiến hành nghiên cứu vắc xin phòng bệnh Covid-19.

Theo Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC), quy trình sản xuất vắc xin Covid-19 tương tự sản xuất vắc xin cúm đại dịch, có thể sử dụng nhà máy sản xuất cúm đại dịch hiện có để sản xuất vắc xin Covid-19, và IVAC hoàn toàn làm chủ công nghệ. Đến cuối tháng 7 vừa qua, IVAC đã sản xuất thành công 3 lô

vắc xin trên dây chuyền hiện có. Kết quả thử nghiệm ban đầu đạt chất lượng. Dự kiến từ cuối tháng 8, trong tháng 9, đơn vị này sẽ sản xuất 3 lô vắc xin cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 (tiêm trên người). Theo kế hoạch, tháng 10 - 12 năm nay, IVAC sẽ tiêm vắc xin Covid-19 trên người tình nguyện trong giai đoạn 1.

Trong giai đoạn 2, 3, IVAC ước tính chi phí xản xuất vắc xin Covid-19 với quy mô 30 triệu liều/năm. Nếu các thử nghiệm khả quan, IVAC thiết lập nhà máy mới với quy mô 70 - 100 triệu liều/năm, kinh phí ước cần 300 - 500 tỉ đồng.

Theo Bộ Y tế, song song với nghiên cứu thử nghiệm là thành lập quy trình sản xuất quy mô công nghiệp, số lượng lớn, sẽ tăng công suất từ 3 triệu liều lên 6 - 10 triệu liều và hàng trăm triệu liều/năm. Cả nước có 3 trung tâm thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 tại 3 miền, các kết quả thử nghiệm là cơ sở để sản xuất vắc xin Covid-19 tại Việt Nam. Dự kiến, cuối năm 2021 sẽ có vắc xin Covid-19 đầu tiên do Việt Nam sản xuất được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/suc-khoe/vac-xin-covid-19-made-in-viet-nam-du-kien-thu-nghiem-cuoi-nam-nay-1264434.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY