Điều này không hoàn toàn đúng. Sự thật là, khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ bị hao mòn sau hàng chục năm sử dụng. Tuy nhiên, sự suy giảm thể chất không phải hoàn toàn và mọi người có thể làm chậm lại.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng cường hoạt động thể chất và cải thiện chế độ ăn uống có thể giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề thường gặp do tuổi già. Những vấn đề này bao gồm giảm sức mạnh, tăng mỡ trong cơ thể, tăng huyết áp và giảm mật độ xương.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã khảo sát 148 người lớn tuổi về sự lão hóa, lối sống và những kỳ vọng chung về sức khỏe của họ, cho thấy, những kỳ vọng liên quan đến lão hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng lối sống tích cực về thể chất ở người lớn tuổi và có thể ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe ở tuổi già.
Vì vậy, mặc dù có thể xảy ra một số suy giảm, nhưng việc quản lý kỳ vọng sẽ giúp các cá nhân đưa ra những lựa chọn cuộc sống tốt hơn để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần sau này.
Tóm lại, duy trì hoạt động, ăn uống đúng cách và duy trì một quan điểm tích cực thường có thể làm chậm quá trình suy thoái thể chất liên quan đến tuổi già.
Tập thể dục sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật, làm chậm quá trình lão hóa.
Điều này hoàn toàn không đúng. Sự thật là việc duy trì hoạt động có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm chất béo và cải thiện sức khỏe tâm thần.
Một số người nghĩ rằng, khi họ đến một độ tuổi nhất định, việc tập thể dục chẳng có ích lợi gì. Đó là sai lầm. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa 142 người trưởng thành từ 60-80 tuổi vào chế độ nâng tạ trong 42 tuần. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khóa học đã làm tăng sức mạnh cơ, kích thước cơ và năng lực chức năng của cơ...
Cũng có bằng chứng tốt cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác. Một nghiên cứu với sự tham gia của 1.740 người lớn tuổi phát hiện ra tập thể dục thường xuyên có liên quan đến việc trì hoãn sự khởi phát của bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt tay vào thực hiện một chế độ tập luyện mới nếu có bệnh lý. Những người mắc một số bệnh liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như loãng xương, nên tránh tập thể dục có tác động mạnh. Tuy nhiên, đại đa số người lớn tuổi có thể tham gia một số hình thức hoạt động thể chất.
Loãng xương là tình trạng xương dần trở nên yếu hơn. Một số người tin rằng nó chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ. Đây không phải là sự thật. Loãng xương có thể ảnh hưởng đến giới tính và mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, loãng xương thực sự phổ biến hơn nhiều ở người lớn tuổi, người da trắng và phụ nữ.
Tổ chức Loãng xương Quốc tế ước tính rằng trên toàn cầu, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người bị loãng xương và khoảng 1/5 nam giới sẽ bị gãy xương liên quan đến loãng xương trong đời.
Một lầm tưởng khác có liên quan là bệnh loãng xương là không thể tránh khỏi đối với phụ nữ khi họ già đi. tuy nhiên, thực tế đã chứng minh có đến 2/3 phụ nữ trên 50 tuổi không bị loãng xương. để giảm thiểu rủi ro này, chuyên gia về lão hóa khuyên mọi người nên ăn thực phẩm giàu canxi, vitamin d và tập thể dục thường xuyên.
Bất kể quan niệm lâu đời rằng người lớn tuổi bị chậm lại về tinh thần, nhưng điều quan trọng là chúng ta biết cách để giảm rủi ro này.
Năm 2015, Hiệp hội Alzheimer đã đánh giá bằng chứng về các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được đối với cả chứng sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức. Báo cáo được trình bày trước Hội đồng Sa sút trí tuệ Thế giới, giải thích rằng: Có đủ bằng chứng để hỗ trợ mối liên hệ giữa một số yếu tố nguy cơ có thể sửa đổi và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.
Theo đó, duy trì hoạt động thể chất thường xuyên và quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch như: Tiểu đường, béo phì, hút Thu*c và tăng huyết áp có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ suy giảm nhận thức. Một chế độ ăn uống lành mạnh và học tập suốt đời... cũng làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.
Mặc dù một số khía cạnh sức khỏe có thể suy giảm theo tuổi tác, nhưng chúng ta có thể phòng ngừa và làm chậm quá trình suy giảm này. một quan điểm tâm lý tích cực về lão hóa sẽ có lợi cho các khía cạnh thể chất và tinh thần.
((Theo MNT, 2020))