Hội nghị tăng cường năng lực mạng lưới quốc gia trước viện do Bộ Y tế tổ chức đã được diễn ra chiều ngày 19/11 tại Hà Nội với chủ trì của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương
Gần 400 đại biểu đến từ các Sở Y tế, các bệnh viện Trung ương, bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố, các trung tâm 115, bệnh viện bộ, ngành cùng các chuyên gia quốc tế… đã tham dự Hội nghị. Hội nghị là dịp để các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường mạng lưới quốc gia trước viện.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, cấp cứu trước viện là hoạt động không thể thiếu và có ý nghĩa quan trọng trong cấp cứu, nâng cao khả năng và cơ hội sống cho người bệnh cấp cứu.
Tại Việt Nam, hoạt động ngoại viện hiện nay có sự tham gia của nhiều thành phần bao gồm các Trung tâm vận chuyển 115, tổ vận chuyển ngoại viện của các cơ sở y tế công lập và cơ sở vận chuyển ngoài công lập... Việc đa dạng hóa các loại hình cung ứng dịch vụ ngoại viện đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người dân. Dịch vụ ngoại viện hay còn được gọi là dịch vụ cứu thương (Emergency Medical Service-EMS) là một trong nhóm những dịch vụ y tế khẩn cấp nhằm nỗ lực giảm thiểu những tổn thất về tính mạng và sức khỏe.
“Hiện tại, mô hình bệnh tật gia tăng các ca đột quỵ, T*i n*n giao thông, T*i n*n thương tích và các tình huống khẩn cấp khác đòi hỏi cấp cứu trước viện cần được nâng cao đáp ứng nhu cầu”- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói
Khái niệm ngoại viện được phát triển nhằm thay thế cho khái niệm dịch vụ vận chuyển cứu thương thông thường chỉ làm nhiệm vụ đưa bệnh nhân đến các bệnh viện. Các dịch vụ cấp cứu ngoại viện bao gồm: Chăm sóc y tế ngoại viện ngoại trừ sơ ban đầu; các dịch vụ vận chuyển bằng xe cứu thương (vận chuyển bệnh nhân tới cơ sở điều trị hoặc vận chuyển bệnh nhân không thể di chuyển được tới các dịch vụ y tế).
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động này, việc tuân thủ các quy định đặc biệt là của cơ sở ngoài công lập vẫn chưa thực hiện đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, để quản lý hoạt động ngoại viện, năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế cấp cứu, hồi sức và chống độc. (Quyết định 01/2008/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế). Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành các quy định về tiêu chuẩn của xe cứu thương và tiêu chuẩn Thu*c, trang thiết bị… trên xe cứu thương để đảm bảo điều kiện hoạt động cho kíp ngoại viện và xe cứu thương hoạt động.
Bộ trưởng cho rằng một số yếu tố quan trọng khác của cấp cứu ngoại viện như nhân lực, kết nối thông tin, quy trình chuyên môn, gói dịch vụ kỹ thuật cấp cứu và chất lượng cấp cứu ban đầu vẫn cần được rà soát và bổ sung những quy định, tiêu chuẩn cụ thể.
“Trong bối cảnh công tác ngoại viện ngày càng được xã hội hóa, nhiều mô hình hoạt động khác nhau ra đời, chúng ta cần có định hướng và quy định phù hợp để quản lý hiệu quả các hoạt động ngoại viện của các đơn vị cung ứng dịch vụ”- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh
ngoại viện giúp bệnh nhân có khả năng tiếp cận được chăm sóc y tế kịp thời
Theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê, hiện mới có 11 tỉnh có trung tâm cấp cứu 115 công lập, 18 bệnh viện đa khoa tỉnh có tổ cấp cứu 115, 7 tỉnh có trung tâm cấp cứu tư nhân 115. Cả nước còn 27 tỉnh chưa có cấp cứu trước viện. Trong 9 tháng đầu năm 2019, các sở y tế và 26 bệnh viện trung ương, bệnh viện ngành đã khám cấp cứu do T*i n*n giao thông cho gần 353.000 lượt người, vận chuyển trên 41.000 lượt bệnh nhân đến bệnh viện...
Tuy nhiên, công tác ngoại viện vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều tỉnh, thành phố, nhiều khu vực, địa bàn còn trắng về dịch vụ trước viện. Ở khu vực thành phố, mật độ giao thông cao, khó vận chuyển. Ở khu vực nông thôn, khó tiếp cận dịch vụ do ở cách xa trung tâm dẫn đến khó đảm bảo thời gian vàng trong trước viện.
“Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, việc phát triển cấp cứu ngoại viện có vai trò quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ Tu vong và giảm mức độ thương tật cho người bệnh, đặc biệt đối với các trường hợp nguy kịch, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật và tài chính cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Phát triển mạng lưới cấp cứu ngoại viện cũng giúp bệnh nhân có khả năng tiếp cận được chăm sóc y tế kịp thời và phù hợp hơn”- Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nói
Tại hội thảo, các đại biểu đề nghị cần có mã ngành đào tạo riêng cho chuyên ngành trước viện và cấp chứng chỉ hành nghề; tăng cường các trạm phù hợp với số dân và địa bàn;tăng cường trang thiết bị và các xe vận chuyển cấp cưu đạt chuẩn. Hiện nay, hầu hết bác sĩ không muốn làm công tác vận chuyển cấp cứu; có đơn vị vận chuyển do thiếu trầm trọng nhân lực nên đã huy động cả y sĩ tham gia cấp cứu, kê đơn, không đúng với quy định chuyên môn; xe thiếu về số lượng và chưa đạt về tiêu chuẩn.
Theo TS Nguyễn Thành, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, TP.Hà Nội có 8 triệu dân nhưng cấp cứu 115 của thành phố chỉ có 22 xe cứu thương, trong đó 1 chiếc đã hỏng và nhiêu chiếc “sập sệ”, mỗi xe vận chuyển cấp cứu đã chạy trung bình khoảng 300.000 km. Mạng lưới cấp cứu của Hà Nội mỏng nên nhiều địa điểm xa các trạn cấp cứu, không đảm bảo thời gian vàng.
Có nơi như ở thị xã Sơn Tây, nếu có yêu cầu vận chuyển cấp cứu thì cần cả tiếng đồng hồ để xe cấp cứu có thể đến nơi, không đảm bảo về thời gian vàng trong cấp cứu, đặc biệt nếu một số trường hợp như: T*i n*n giao thông hoặc bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, nhiều trang thiết bị phục vụ cho công tác cấp cứu cũ hỏng xuống cấp; chưa có thiết bị cấp cứu nâng cao như: máy thở, máy ép tim.
Chủ đề liên quan:
bộ trưởng bộ y tế cấp cứu cấp cứu 115 cấp cứu trước viện cấp cứu tư nhân hệ thống trung tâm cấp cứu 115 hà nội xe cấp cứu