Thận , Tiết niệu hôm nay

Van niệu đạo sau: Nhận biết và xử trí sớm thế nào?

Van niệu đạo sau là một bệnh lý bẩm sinh do rối loạn sự hình thành ống niệu - Sinh d*c trong thời kỳ bào thai với tần suất từ 1/5.000 đến 1/25.000 bé trai được sinh ra.

Ở các bé trai, niệu đạo được chia làm 2 phần là niệu đạo trước (phần nằm trong vật xốp củaD**ng v*t) và niệu đạo sau (nằm ngoài vật xốp).

Van niệu đạo sau là tình trạng ở phần niệu đạo saucó một màng ngăn làm cho nước tiểu lưu thông khó khăn và ứ lại trong bàng quang, thậm chí nước tiểucó thể chảy ngược trở lại niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang) và thận.

Hiệntượng ứ đọng và chảy ngược của nước tiểu gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Khi mang thai cần siêu âm định kỳ để phát hiện sớm trẻ mắcbệnh hẹp van niệu đạo sau. Ảnh: TM

Dễ nhầm với các bệnh khác

Ở trẻ sơ sinh, các bé thường quấy khóc do không tiểu được, nhiều trường hợp trẻ kèm theo sốt,bụng trướng (do bàng quang căng và thấm nước tiểu) gây khó thở.

Ở trẻ lớn thì các dấu hiệu tiếtniệu càng rõ nét hơn: tiểu khó, són tiểu, tiểu nhiều lần... do tình trạng rặn tiểu nhiều nên có thểxuất hiện thêm một số bệnh lý khác do tăng áp lực ổ bụng như xuất hiện các khối thoát vị, sa trựctràng, dò bàng quang...

Hình ảnh nội soi: Hình A Hình B: van niệu đạo sau Hình C:van cỡ nhỏ.

Tuy nhiên, hiện nay với kỹ thuật chẩn đoán trước sinh cũng có thể phát hiện được dị tật này khisiêu âm. Khoảng tuần lễ thứ 12 của thai kỳ, thận bào thai bắt đầu lọc nước tiểu, nếu kết quả siêuâm cho thấy có những dấu hiệu gợi ý như: bàng quang giãn to, thận và hai niệu quản giãn, ứ nước vàthông thường kèm theo thiểu ối thì phải nghĩ đến khả năng thai nhi bị bệnh lý van niệu đạo sau.

Khi mắc van niệu đạo sau ở tuổi sơ sinh nếu có những biểu hiện về đường tiết niệu không đặchiệu. Trong khi xuất hiện các triệu chứng toàn thân như hạ thân nhiệt, mất nước, thiếu máu, vàngda... suy hô hấp và tràn dịch phúc mạc thì cũng dễ nhầm với các bệnh lý khác.

Do đó, nhiều trườnghợp không phát hiện được trong thai kỳ, khi sinh dễ bị tai biến do phát hiện muộn, nhập viện trễ.Trước đây, do kỹ thuật chưa phát triển, tỷ lệ Tu vong cao ( khoảng 25%) khi mắc các dị tật này.

Hậu quả khó lường

Sự tắc nghẽn đường ra của niệu đạo sẽ gây ứ đọng nước tiểu, bí tiểu, thậm chí trào ngược dẫn đếnsuy thận, sốc nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, người ta còn ghi nhận trào ngược bàng quang - niệu quản cũngcó thể là do nguyên nhân dị dạng của vùng tam giác bàng quang vì trào ngược vẫn còn tiếp diễn saukhi đã cắt bỏ van niệu đạo, trào ngược bàng quang - niệu quản về lâu về dài sẽ đưa đến giãn niệuquản, giãn đài - bể thận và bệnh lý thận do trào ngược mà cuối cùng là suy giảm chức năng thận.

Những thương tổn nặng và muộn của bàng quang, của hai niệu quản cũng như của hai quả thận trongbệnh lý van niệu đạo sau phần lớn cũng sẽ không hồi phục sau khi đã cắt bỏ van. Chính vì thế, khiphát hiện cần phẫu thuật cắt bỏ van niệu đạo sau càng sớm càng tốt để tránh các diễn biến xấu.

Lời khuyên của bác sĩ

Khi mang thai, chị em cần khám thai, siêu âm định kỳ. Khi siêu âm tiền sản có thể có những dấuhiệu gợi ý phát hiện trẻ có thể mắc bệnh lý này. Nếu nghi ngờ, sản phụ phải được khám, chẩn đoán vàtư vấn ở cơ sở y tế chuyên khoa thận - tiết niệu nhi để bé được can thiệp kịp thời ngay sau lúcsinh. Ngoài ra, sau khi sinh, các bậc cha mẹ cần theo dõi bé có tiểu được hay không.

Nếu thấy cónhững biểu hiện nghi ngờ như: tiểu rặn, khó khăn, tiểu không thành tia kèm theo kết quả siêu âmtiền sản có nghi ngờ thì phải đưa bé đi khám ngay tại các cơ sở y tế tránh để muộn sẽ gây ra nhữngbiến chứng như nhiễm khuẩn tiểu, suy thận và thậm chí bị vỡ bàng quang. Hậu quả lớn nhất là trẻ bịsuy thận không hồi phục.

Trẻ có van niệu đạo sau dễ bị vỡ bàng quang

Mới đây, Khoa Niệu BV Nhi Đồng 2 (TPHCM) tiếp nhận và điều trị phẫu thuật cho một bétrai mới 3 tháng tuổi (Bình Phước) nhập viện trong tình trạng viêm phúc mạc do vỡ bàng quang. Bétrai từ khi sinh đi tiểu rặn, tia tiểu yếu, không bắn xa được; người nhà cho biết mỗi lần bé tiểuthường quấy khóc, sau đó bụng bé đột ngột trướng to, sờ đau, không thấy tiểu được.

Sau khi bé nhập viện, các bác sĩ thăm khám lâm sàng và hình ảnh chụp phim Xquang cho thấy bàngquang đã bị vỡ, bờ nham nhở. Siêu âm phát hiện hai niệu quản giãn, thận ứ nước hai bên và nước tiểutràn ngập trong ổ bụng. Hình ảnh niệu đạo cản quang cho thấy van niệu đạo sau là nguyên nhânchính.

Mẹ bé cho biết, ngay từ sau sinh đã thấy em bé tiểu không bình thường: đi tiểu ngắn, tia khôngbắn xa được. Mỗi lần đi tiểu bé quấy khóc. Tuy nhiên, người nhà chủ quan, chỉ đến khi bé 3 thángtuổi, triệu chứng nặng nề hơn mới cho trẻ đến bệnh viện.

Các bác sĩ cho biết, bé đã được phẫu thuật cấp cứu bao gồm thoát toàn bộ nước tiểu trong ổ bụng,khâu phục hồi bàng quang.

Sau khi đã chẩn đoán ra bệnh lý van niệu đạo sau và tình trạng bé ổnđịnh, các bác sĩ đã phẫu thuật bước hai, sử dụng ống soi niệu đạo rất nhỏ chuyên cho trẻ sơ sinh đểcắt van trong niệu đạo sau. Sau mổ bé ổn định, tiểu tốt và chức năng thận đã trở lại bìnhthường.

Hình ảnh thành bàng quang nham nhở ở trẻ có van niệu đạo sau.

Theo BS Nguyễn Đăng - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/van-nieu-dao-sau-nhan-biet-va-xu-tri-som-the-nao-n177854.html)

Tin cùng nội dung

  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.
  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • Đối với bệnh nhân có biểu hiện sốc bỏng cần truyền dịch bồi phụ nước và điện giải.
  • Khi nuốt thức ăn, sự phối hợp các chức năng ở họng của người cao tuổi hay bị mất nhịp nhàng, làm cho thức ăn dễ rơi nhầm.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • BS Ngô Thanh Mai, BV Pháp-Việt khuyến cáo, thói quen nhịn tiểu kéo dài sẽ gây nên một số căn bệnh như nhiễm trùng tiểu, sỏi niệu.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY