Tâm sự hôm nay

Vẻ đẹp trầm mặc của Hoàng Thành Thăng Long giữa lòng Hà Nội tấp nập

Trái ngược với nhịp sống sô bồ, hiện đại của phố xá, Hoàng thành Thăng Long Hà Nội mang vẻ trầm mặc, tĩnh lặng. Nơi đây từng gắn liền với hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Khu di tích trung tâm hoàng thành thăng long nằm tại quận ba đình, hà nội có tổng diện tích 18.395 ha, bao gồm: khu khảo cổ học 18 hoàng diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích thành cổ hà nội như cột cờ hà nội, đoan môn, điện kính thiên, nhà d67, hậu lâu, bắc môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời nguyễn.


khu di tích trung tâm hoàng thành thăng long nằm tại quận ba đình có tổng diện tích 18.395 ha

Khu di tích hoàng thành thăng long được giới hạn bởi phía bắc là đường phan đình phùng; phía nam là đường bắc sơn và nhà quốc hội; phía tây là đường hoàng diệu, đường độc lập và nhà quốc hội; phía tây nam là đường điện biên phủ và phía đông là đường nguyễn tri phương.

Có thể dễ dàng đến tham quan hoàng thành thăng long bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, đi bộ, xe buýt.

Nếu đi xe máy, bạn có thể đi từ trung tâm tp. hà nội (bưu điện hà nội) đi theo đường tràng thi qua cửa nam, ra đến đường điện biên phủ tới ngã ba điện biên phủ – nguyễn tri phương sẽ tới di tích kỳ đài. từ kỳ đài đi tiếp theo đường điện biên phủ tới ngã tư điện biên phủ – hoàng diệu rẽ phải theo đường hoàng diệu sẽ tới cổng số 19c hoàng diệu, cổng chính dành cho khách tham quan khu di tích.

Trong lịch sử, hoàng thành thăng long trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của hoàng thành, đặc biệt là tử cấm thành thì gần như không thay đổi. chỉ có kiến trúc bên trong là đã qua nhiều lần xây dựng, tu sửa.

Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật nằm chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử. Các di tích đó có mối quan hệ và sự liên kết lẫn nhau, tạo thành một tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn, phản ánh rõ mối quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long.

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu



Khu khai quật cổ học này được viện khảo cổ học phân tích chia thành 4 khu có tên: A, B, C, D. Di tích này bao gồm 2 tầng: tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường; tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần.

Tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà lê và trên cùng chính là một phần của trung tâm tòa thành hà nội thế kỷ 19. khu khảo cổ này gồm tầng dưới cùng là nơi lưu giữ dấu tích của thành đại la đời cao biền, tầng trên là vết tích của cung điện đời lý – trần. tiếp theo là một phần đông cung nhà lê, còn trên cùng là trung tâm thành tỉnh hà nội ở thế kỷ 19 (thời nhà nguyễn).

Tại đây, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều dấu tích lịch sử như nền nhà, các trụ móng kiên cố, bức phù điêu, giếng cổ, tượng rồng/phụng, tiền đồng, đồ gốm sứ của trung quốc, nhật bản, tây á... đây là bằng chứng cho thấy thăng long là trung tâm giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nhân loại.

Đoan Môn Là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm Thành được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn với cấu trúc hình chữ U. Di tích nằm ở hướng Nam của điện Kinh Thiên thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội.


Phần kiến trúc chính làm kiểu vọng lâu, với 3 cửa vòm cuốn. Vật liệu chủ yếu là gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê và đá, cuốn vòm cửa. Từ đông sang tây dài 47.5m, từ nam lên bắc đoạn giữa đo được 13m, cánh gà hai bên đo được 26.5m, cao 6m. Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà vua cao 4m, rộng 2.7m. Hai bên có 4 cửa nhỏ hơn. Gắn phía trên cửa chính là tấm biển đá khắc hai chữ Đoan Môn. Trên nóc tầng hai xây một phương đình nhỉ kiểu hai tầng tám mái. Mái lợp ngói ta, hai đầu nóc đắp hai con rồng (đầu kìm), hai hồi đắp hình hổ phù; 4 góc mái trên tạo thành đao cong.



Đoan môn

Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các khu di tích lịch sử của thành cổ Hà Nội. Hiện nay dấu tích của điện Kính Thiên chỉ còn lại là khu nền cũ.

Phía nam điện có hàng lan can cao hơn 1m. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên xây hệ thống bậc lên bằng những phiến đá hộp lớn. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng.

Điện kính thiên

Bốn con rồng đá được tạo tác vào thế kỷ 15 thời nhà Lê. Điêu khắc rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ.

Rồng được chạm trổ bằng đá xanh, có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau, miệng hé mở, ngậm hạt ngọc. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện ở trên. Trên lưng rồng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai con rồng được cách điệu hoá. Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng, nguy nga, tráng lệ của điện Kính Thiên xưa.

Hậu lâu còn được gọi là lầu tĩnh bắc (tĩnh bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện kính thiên là hành cung của hoàng thành thăng long. tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung. đây cũng là nơi ở của hoàng hậu và các công chúa trong thời kì phong kiến.


Hậu Lâu

Cột cờ hà nội là di tích được xây dựng vào năm 1812 dưới triều gia long. cột cờ cao 60m gồm có chân đế, thân cột và vọng canh. chân đế có hình vuông với diện tích là 2.007m² và bao gồm 3 cấp thóp dần lên. mỗi cấp đều có tường hoa và hoa văn bao quanh.



Cột cờ Hà Nội

Đây là một trong năm cổng của hoàng thành thăng long dưới thời nguyễn. ở cửa bắc còn lưu giữ lại hai vết đại bác do pháo thuyền pháp bắn từ sông hồng năm 1882 khi pháp hạ hoàng thành thăng long lần thứ hai. ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị tổng đốc hà nội là nguyễn tri phương và hoàng diệu.

Bắc Môn

du khách chụp ảnh lưu niệm tại hoàng thành thăng long

Nhà D67 là nơi Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam. Đó là những cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, năm 1972 và đỉnh cao đó là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ve-dep-tram-mac-cua-hoang-thanh-thang-long-ha-noi-n183476.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.