Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Về miền Tây tận mắt xem nghề ăn dưới đất, làm trên trời

Thốt nốt là loại cây đặc trưng gắn liền với hình ảnh đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Thật thú vị khi chứng kiến nghề ăn dưới đất, làm trên trời để cho ra loại đường thốt nốt thơm phức, vàng óng.

Do đặc thù địa hình thổ nhưỡng, ở An Giang chỉ có hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên cây thốt nốt sinh sôi phát triển tốt. Tất cả các bộ phận của cây thốt nốt đều được tận dụng từ thân, cho đến lá, hoa, quả để phục vụ cho đời sống hằng ngày.

Cây thốt nốt gắn chặt vớt đời sống người Khmer cũng như cây dừa gắn chặt với người Kinh vậy. Người ta xem đường thốt nốt là đặc sản của địa phương, nhưng đối với người Khmer, đó là món quà quý của đất trời. Những tán đường thốt nốt đã nuôi sống những gia đình người Khmer qua bao thế hệ.

Đường thốt nốt làm từ đâu?

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' - ảnh 1

Chuyện kể rằng, để làm ra đường từ cây thốt nốt là một phát hiện tình cờ và trở thành một huyền thoại của người Khmer được truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Có một người đàn ông Khmer buổi trưa chăn bò nằm ngả lưng dưới tán cây thốt nốt nghỉ trưa. Đang thiu thiu ngủ thì ông cảm thấy có những giọt nước ngọt lịm trong lành tí tách rơi xuống mặt mình. Tò mò, muốn biết những giọt nước ấy từ đâu xuất hiện, trong khi bầu trời lại không mưa, ông bèn leo lên cây thốt nốt thì phát hiện, những giọt nước rơi xuống ban nãy xuất phát từ đọt hoa thốt nốt bị gãy ngang. Ông bèn dùng ống tre hứng đầy những giọt nước thần kỳ ấy đem về khoe với vợ con.

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' - ảnh 2

Do nước thốt nốt để lâu sẽ bị chua không dùng được nên người Khmer mới nghĩ cách chế biến thành rượu và làm đặc lại như đường tán hiện nay.

Ở An Giang nhiều nghề truyền thống đang dần mai một thì nghề nấu đường thốt nốt vẫn tồn tại với thời gian, bởi nhu cầu sử dụng thiết yếu như một món gia vị đặc trưng làm nên linh hồn của các món ăn trong đời sống hằng ngày như làm nước màu cho món cá kho, nấu bánh canh ngọt...

Nghề làm đường thốt nốt không diễn ra quanh năm. Sau lễ Ok Om Bok của người Khmer vào tháng 11, cũng là lúc bắt đầu công việc thu mật đường. Nhưng đến cuối tháng 5, khi An Giang bước vào mùa mưa, thân cây thốt nốt trơn trượt khó leo lên để lấy, mật đường không còn nhiều, cũng là lúc kết thúc mùa làm đường.

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' - ảnh 3

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' - ảnh 4

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' - ảnh 5

Đường thốt nốt được nấu bằng nước tiết ra từ những vết cắt ở bông thốt nốt, chứ không phải từ nước trong trái thốt nốt như nhiều người vẫn nghĩ. Mỗi cây thốt nốt mất 15 năm mới có thể thu hoạch được, một cây chỉ có khoảng 2 - 3 bông cho nước tốt, phần còn lại sẽ chờ thu hoạch trái. Nếu cây cho nước tốt thì mẻ đường sẽ thơm ngon, dễ đánh, màu sắc bắt mắt, dùng để đổ đường tán. Nếu ít nước hoặc nước không trong thì sẽ dùng để nấu đường chảy.

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' - ảnh 6

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' - ảnh 7

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' - ảnh 8

Sống ch*t với nghề

Với cái nghề “ăn dưới đất, làm trên trời” này đòi hỏi sức khoẻ, sự dẻo dai và khéo léo đến từ những người đàn ông trung niên.

Để lấy được nước về nấu đường, người thợ phải leo lên những thân cây thốt nốt cao vút. Hàng ngày, phải canh thời gian hoa cho nước thích hợp để trèo lên cây lấy nước.

Khi lên đến ngọn cây, người ta cắt đi phần ngọn những cuống hoa, dùng thùng nhựa nhỏ để hứng lấy mật hoa.

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' - ảnh 9

Trước đây, người ta dùng ống tre gai, ống to, để hứng nước, bên trong được cho vào một ít vỏ cây sến (một loại thảo dược đặc biệt ở núi Cấm) có tác dụng hạn chế độ lên men, xua đuổi ong và kiến, tăng độ ngọt cho nước thốt nốt. Nhưng sau này, quá trình chuẩn bị rất mất thời gian và tốn nhiều công sức nên được thay thế bằng các thùng nhựa loại nhỏ để nhẹ công mang lên và bên trong được bỏ một ít vôi để làm chậm lại sự lên men của nước thốt nốt.

Sau công đoạn lấy mật đường đầy trở ngại và nguy hiểm, công đoạn nấu đường cũng lắm gian nan. Nước sau khi được lấy về, trong vòng 24 giờ đồng hồ phải thắng đường ngay, để lâu hơn đường sẽ bị chua.

Đường được thắng trên một cái chảo lớn, đặt trên trên một cái lò đất để giữ nhiệt, nấu khoảng 4 giờ đồng hồ để cô đặc lại thành đường chảy.

Với những người thợ nhiều năm kinh nghiệm, chỉ cần nếm qua nước mật đường, họ biết được hàm lượng đường bên trong, để tính toán lượng vôi thêm vào để khử độ chua của đường.

Trong quá trình nấu, người thợ sẽ canh đổ thêm mật đường vào và khuấy đều để tránh bị khét dưới đáy, làm cho đường liên tục được đun sôi đều đặn.

Khi quá trình cô đặc đường kết thúc, chảo sẽ được nhắc ra khỏi lò, khuấy liên tục để có được màu vàng tươi óng ánh đặc trưng của đường thốt nốt.

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' - ảnh 10

Tại những lò nấu đường truyền thống, ngoài nước thốt nốt ra hầu như không sử dụng thêm bất kỳ một loại chất phụ gia nào cả.

Khi nguội, những tinh thể đường sẽ kết tinh lại một cách sánh mịn, khi cắn thử sẽ có vị ngọt bùi tan chảy trong miệng. Đường được nấu xong là đường chảy thô sẽ được đem giao cho các cơ sở sản xuất đổ vào khuôn thành đường tán bán trên thị trường như hiện nay.

Cuộc sống và thu nhập của những người làm đường phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên. Những tháng mùa làm đường kết thúc, những người đàn ông trong gia đình phải trông chờ xem có ai gọi đi làm thuê thì mừng, cũng có những ngày cả gia đình không có một đồng thu nhập nào cả. Nhưng bằng tâm huyết và muốn duy trì cái nghề truyền thống đã có từ lâu đời này không muốn nó bị mai một, họ vẫn cứ bám trụ từ đời này sang đời khác, để cái nghề “ăn dưới đất làm trên trời" mãi tồn tại cùng thời gian.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/du-lich/ve-mien-tay-tan-mat-xem-nghe-an-duoi-dat-lam-tren-troi-1251262.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, phong trào du lịch khám phá vùng rừng núi rất được ưa chuộng từ bắc chí nam. Sự ưa thích này khiến cho người đi khám phá dễ bị mắc bệnh sốt mò.
  • Việc du lịch làm giảm đi các căng thẳng, giúp con người thư giãn và phục hồi sức khỏe. Để chuyến du lịch mĩ mãn cũng cần chuẩn bị về sức khỏe.
  • Mùa hè, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch để thỏa mãn đam mê của mình. Tuy nhiên để thực sự an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn đi du lịch trong tháng thứ tư, năm, sáu của thai kỳ và phải được chuẩn bị một cách cẩn thận.
  • Ngoài hàng chục thanh niên xăm trổ vằn vện, cảnh sát còn tìm thấy nhiều mã tấu, dao tự chế, ống tuýp sắt, roi điện... trên 3 ôtô nhóm này thuê đi thanh toán đối thủ.
  • Hiện nay các đơn vị y tế dự phòng trên toàn quốc thường có đủ các loại vắcxin cần thiết để bảo vệ cho người đi du lịch ra nước ngoài.
  • Đó là bác sĩ Nguyễn Phú Lâm (SN 1969), ngụ khóm 1, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
  • Tôi bị đau bao tử, BS chỉ định phải nội soi. Nội soi gây mê chi phí cao quá, mà nội soi thường thì tôi chịu không nổi, cứ đưa ống vào là tôi lại ói ra. Tôi coi trên mạng thì ở TPHCM có nội soi qua đường mũi nhưng tôi ở miền Tây, chạy lên Sài Gòn xa quá. Mangyte có cách nào giúp tôi không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thúy Nga - Sóc Trăng)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY