Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Vì sao bệnh zona thần kinh khiến người bệnh đau đớn?

Theo TS BS. Nguyễn Minh Anh, Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Zona là tình trạng nhiễm virus herpes zoster (HZ) cấp tính của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, thường xảy ra chỉ ở một bên rễ thần kinh tủy sống.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Cũng như các loại virus khác, nếu không bị bội nhiễm vi khuẩn thì sau 7 - 10 ngày, các biểu hiện ở da sẽ hết dù có điều trị hay không điều trị đặc hiệu bằng Thu*c chống virus.

Tuy nhiên, sự khác biệt là tổn thương để lại trên hệ thần kinh là vô cùng nghiêm trọng và rất khó kiểm soát về sau. Vì vậy, khi da đã lành mà người bệnh đau là điều đáng nhấn mạnh và quan tâm đúng mức ở căn bệnh này.

Bệnh chỉ xuất hiện ở những người đã từng bị thủy đậu mà đa số là các trường hợp xảy ra từ hồi bé, virut nằm yên trong các rễ thần kinh đến suốt đời và một ngày nào đó, khi bạn già đi hay khi hệ miễn nhiễm bị giảm sút hay do dùng một số Thu*c hoặc hóa trị, virut có thể hoạt động trở lại và gây ra một phỏng giộp mới đau đớn ở da.

Đó chính là zona hay herpes zoster. Nếu trẻ em được chủng ngừa thủy đậu từ bé, chúng sẽ không bị thủy đậu và do đó sẽ không lo bị zona về sau. Zona làm tổn thương các tế bào thần kinh cảm giác ngoại biên gây đau trên vùng da bị bệnh.

Những người bệnh bị đau dây thần kinh sau zona là một hội chứng đau mạn tính, thường hay gặp sau khi mắc bệnh zona cấp tính, khó trị và đôi khi rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

TS Minh Anh cho biết đau dây thần kinh zona ảnh hưởng đến các sợi thần kinh và da, gây đau dai dẳng và có thể kéo dài từ nhiều tháng đến hơn một năm ở vị trí đã nổi sang thương zona trước đó, sau khi phát ban và bỏng rộp của zona đã biến hết. Thường xuất hiện trong vòng 3 tháng sau zona bộc phát.

Nguy cơ của đau dây thần kinh zona tăng theo tuổi, nhất là ở những người tuổi trên 60. Đau cải thiện dần theo thời gian và các điều trị cũng chỉ có thể làm nhẹ bớt triệu chứng.

Theo TS Minh Anh những người dễ bị đau zona là người già yếu > 55 tuổi, người bệnh ung thư, Hodgkin, người bệnh suy giảm hệ miễn dịch, AIDS, người được ghép thận, ghép tủy, đang dùng các loại Thu*c ức chế miễn dịch, corticoides lâu ngày, tiền sử chấn thương, nhiễm trùng.

Khi bị đau dây thần kinh zona, người bệnh thường có triệu chứng như đau khu trú ở vùng da bị zona trước đó - hay gặp nhất là vòng quanh thân mình và thường ở một phía của cơ thể hoặc ở mặt. Đau có tần suất cao ở những trường hợp zona mắt. Thường gặp ở phái nữ nhiều hơn phái nam.

Triệu chứng đau kéo dài trong vòng 3 tháng hay lâu hơn sau khi zona đã khỏi. Đau âm ỉ hay đau như bị phỏng, buốt nhói như bị thọc mạnh hay đau dưới sâu ở vùng da đã bị zona trước đó.

Để ngăn ngừa các biến chứng đau do zona, bác sĩ Minh Anh khuyến cáo khi bị zona cấp cần phải điều trị zona sớm. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của virut và làm giảm thiểu tổn thương dây thần kinh, hạn chế sự thiệt hại của các sợi thần kinh, do đó sẽ giúp hạn chế tần suất và mức độ trầm trọng của đau sau zona.

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra Thu*c đặc hiệu chữa đau sau zona. Bác sĩ thường phối hợp nhiều loại Thu*c và nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau. Có thể sử dụng một số Thu*c: Thu*c chống động kinh, Thu*c chống trầm cảm , Thu*c giảm đau có tác dụng mạnh ….

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/vi-sao-benh-zona-than-kinh-khien-nguoi-benh-dau-don-post324966.info)

Tin cùng nội dung

  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY