Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Vì sao cổ họng bị sưng? Có nguy hiểm không? Cách trị

Cổ bị bị sưng thường xuất hiện khi giao tiếp quá nhiều, hít khói Thu*c lá, tiếp xúc với bụi bẩn, uống đồ lạnh, bị viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan

Cổ bị bị sưng thường xuất hiện khi giao tiếp quá nhiều, hít khói Thu*c lá, tiếp xúc với bụi bẩn hoặc uống đồ lạnh trong thời gian dài. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý. Điển hình như bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, bệnh sởi, tay chân miệng…

Dấu hiệu nhận biết ổ cổ họng bị sưng

Cổ họng bị sưng thể hiện cho tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc họng, dẫn đến vướng víu, đau rát và khó chịu. Triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh duy trì các thói quen sinh hoạt xấu. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, đây có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý.

Để nhận biết cổ họng bị sưng, người bệnh có thể thông qua một số đặc điểm cơ bản sau:

    Khi quan sát vùng cổ họng nhận thấy niêm mạc họng có dấu hiệu đỏ, nóng và sưng hơn bình thường

Vì sao cổ họng bị sưng?

Thông thường tình trạng cổ họng bị sưng đau có thể tự thuyên giảm và biến mất sau khoảng từ 3 – 5 ngày mà không cần phải can thiệp y tế. tuy nhiên nếu nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra là do các bệnh lý tiềm ẩn, biểu hiện sưng và đau cổ họng có thể phát triển dần theo thời gian, trở nên nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nặng nề.

Chính vì thế người bệnh cần xác định nguyên nhân cụ thể khiến tình trạng này xuất hiện. Đồng thời áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là danh sách những nguyên nhân có khả năng làm tăng nguy cơ sưng đau ở cổ họng, bao gồm:

1. Bệnh viêm họng

Theo các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, bệnh viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ sưng và đau rát cổ họng. Bệnh lý này hình thành và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu khi hầu họng có dấu hiệu bị viêm do kích ứng, nhiễm trùng, dị ứng hoặc do một vài nguyên nhân gây bệnh khác.

Ngoài tình trạng cổ họng bị sưng, bệnh viêm họng còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác, bao gồm khàn giọng, ho khan, sốt cao, sưng hạch ở cổ, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, nghẹt mũi…

2. Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là một bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp trên có khả khả năng khiến cổ họng đau rát và sưng to. bệnh lý này có thể xuất hiện và nhanh chóng tiến triển khi người bệnh thường xuyên hút Thu*c lá, uống nhiều rượu bia, tiếp xúc với gió lạnh hoặc do nhiễm trùng.

Đối với những trường hợp cấp tính, bệnh viêm thanh quản thường khiến cổ họng sưng to kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như đau nhức mình mẩy, chân tay mỏi, khô họng, ớn lạnh, khạc đờm, ho và khàn tiếng.

Đối với những trường hợp đã chuyển sang thể mãn tính, bệnh viêm thanh quản chủ yếu khiến bệnh nhân bị khàn tiếng, thường xuyên tằng hắng vào mỗi buổi sáng, ứ đờm ở cổ họng, thanh quản ngứa, khô và sưng.

Bệnh viêm thanh quản làm phát sinh những triệu chứng tương tự như bệnh viêm họng. Thế nhưng do thanh quản là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc phát âm nên khi bị viêm nhiễm và tổn thương, người bệnh sẽ nhận thấy triệu chứng mất tiếng và khàn giọng xuất hiện dai dẳng, kéo dài. Đồng thời tình trạng này cũng nghiêm trọng hơn so với những bệnh lý về đường hô hấp khác.

3. Bệnh viêm amidan

Amidan được xác định là hai hạch lympho nằm ở hai bên cổ họng. Cơ quan này có chức năng bảo vệ cơ quan hô hấp dưới tránh khỏi tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, hai hạch lympho có thể bị viêm nhiễm và tổn thương do sự tác động và tấn công ồ ạt của vi khuẩn, virus và một số tác nhân gây hại khác.

Theo cấu tạo, amidan nằm liền kề với cổ họng. Do đó tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan này có thể lan rộng sang niêm mạc cổ họng. Đồng thời gây ra tình trạng sưng viêm.

Những triệu chứng của bệnh viêm amidan tương tự như bệnh viêm họng. Tuy nhiên người bệnh có thể dễ dàng phân biệt triệu chứng này thông qua tình trạng viêm sưng cũng như những tổn thương thực thể.

Khi tiến hành quan sát ở cổ họng, người bệnh sẽ nhận thấy một hoặc cả hai amidan có dấu hiệu sưng viêm, kích thước to hơn bình thường kèm theo cảm giác nóng rát. Đối với một số trường hợp, bề mặt của amidan bị viêm có thể được bao phủ bởi dịch trắng đục có mùi hôi hoặc lớp nhầy màu trong suốt.

4. Các bệnh truyền nhiễm cấp tính

Ngoài những bệnh lý nêu trên, tình trạng cổ họng bị sưng kèm theo cảm giác đau rát có thể là hệ quả của nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính được liệt kê dưới đây:

    Bệnh sởi

Bệnh sởi là trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi cơ thể bị nhiễm virus Paramyxoviridae. Bên cạnh đó bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm đông – xuân.

Bệnh sởi xuất hiện khiến bệnh nhân thường xuyên sốt cao, viêm kết mạc. Bên cạnh đó bệnh xảy ra đồng thời với một số bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp trên như bệnh viêm thanh quản và bệnh viêm họng.

Ngoài ra bạn có thể nhận biết bệnh sởi thông qua một số đặc điểm, tổn thương da dạng ban dát, xuất hiện với màu hồng, hình thành ở vùng ngực, lưng, sau tai, bàn chân và trán.

    Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do sự tác động của các loại virus và thường phát sinh ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh xuất hiện khiến bệnh nhân thường xuyên bị sốt cao, nổi nhiều mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng.

Những mụn nước hình thành trong miệng khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác sưng đau ở cổ họng, khó chịu, nuốt đau và có cảm giác vướng víu khi nhai nuốt.

5. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý, vấn đề thuộc hệ tiêu hóa. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh lý này có thể tác động làm sưng viêm và gây tổn thương niêm mạc họng.

Nguyên nhân là do bệnh trào ngược dạ dày xuất hiện khiến lượng axit dạ dày di chuyển ngược lên phía trên thực quản, đồng thời chạm đến cổ họng trong thời gian dài khiến. từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm, niêm mạc họng bị ăn mòn và loét cổ họng.

Trong trường hợp bệnh nhân không sớm đến bệnh viện chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, tình trạng trên có thể nhanh chóng phát triển và chuyển sang bệnh viêm họng mãn tính.

6. Do một số thói quen xấu

Tình trạng cổ họng bị sưng đau có thể xuất hiện khi bạn duy trì một số thói quen xấu sau:

    Không sử dụng khẩu trang khi đi ngoài khiến không khí lạnh di chuyển vào cổ họng. Từ đó gây ra tình trạng viêm sưng.

Trên thực tế, ngoài những nguyên nhân nêu trên, tình trạng cổ họng bị sưng còn có thể xuất hiện và phát triển do nhiều nguyên nhân khác. trong trường hợp tình trạng này khởi phát cùng với một hoặc nhiều biểu hiện đặc biệt, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

Cổ họng bị sưng có nguy hiểm không?

Đa phần những trường hợp có cổ họng bị sưng đau ở cổ họng đều khởi phát do người bệnh duy trì những thói quen sinh hoạt xấu hoặc do các bệnh lý, vấn đề về hô hấp. cụ thể như bệnh viêm thanh quản, viêm amidan, bệnh viêm họng…

Trong trường hợp bệnh nhân sớm áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp, tình trạng cổ họng bị sưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. ngoài ra bệnh ít khi phát sinh các biến chứng.

Tuy nhiên ở những trường hợp chủ quan, bệnh nhân không sớm thăm khám và điều trị, tình trạng sưng đau xảy ra ở cổ họng có thể phát triển theo chiều hướng xấu, chuyển sang giai đoạn mãn tính. đồng thời khiến niêm mạc bị tổn thương. đối với các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng sang những cơ quan lân cận.

Ngoài ra đối với những bệnh nhân cần cấp cứu như vướng vật dụng, xương cá ở cổ họng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tiến hành xử lý.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý khắc phục tình trạng này tại nhà. bởi các hoạt động không đúng có thể khiến niêm mạc cổ họng bị chảy máu, tổn thương. đồng thời khiến vật dụng, xương cá đi sâu vào thanh quản.

Các phương pháp điều trị cổ họng bị sưng

Tình trạng sưng đau cổ họng có thể khiến bệnh nhân bị khàn tiếng, gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các hoạt động ăn uống và giao tiếp. đồng thời tạo ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Chính vì thế ngay khi mắc bệnh, người bệnh cần áp dụng các phương pháp chăm sóc và điều trị. Điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng khó chịu trong thời gian sớm nhất.

1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Khi nhận thấy cổ họng có dấu hiệu bị sưng đau kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng khó chịu khác, người bệnh nên đến cơ sở y tế, tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và sớm can thiệp điều trị.

Hầu hết những bệnh lý, vấn đề về hô hấp đều phát sinh ra các triệu chứng tương tự. Điều này gây khó khăn trong việc nhận biết bệnh lý thông qua các tổn thương lâm sàng. Chính vì thế người bệnh cần tránh tự ý chẩn đoán và xử lý bệnh lý này thông qua việc sử dụng Thu*c.

Sau khi tiến hành thăm khám và có kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại Thu*c tương ứng. Cụ thể:

    Thu*c giảm đau hạ sốt: Đối với những trường hợp có cổ họng bị sưng do cơ thể bị nhiễm virus dẫn đến viêm, điều trị chủ yếu là dùng những loại Thu*c giúp kiểm soát triệu chứng. Cụ thể như Thu*c giảm đau hạ sốt Ibprofen, Paracetamol, khí dung corticoid + kháng sinh, Thu*c xịt mũi…
  • Thu*c kháng sinh: Đối với những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bệnh nhân sử dụng các loại Thu*c kháng sinh tương ứng. Thu*c này thường được sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày.
  • Bù dịch và điều trị triệu chứng: Đối với những bệnh nhân bị sưng đau cổ họng do mắc phải các bệnh truyền nhiễm cấp tính, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu bù dịch kết hợp với những loại Thu*c giúp kiểm soát triệu chứng, đồng thời nâng đỡ thể trạng.
  • Thu*c đặc trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Trong trường hợp cổ họng bị sưng đau phát sinh do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh sẽ được điều trị chủ yếu bằng những loại Thu*c kháng histamin H2, Thu*c ức chế bơm proton, Thu*c kháng axit kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng khoa học.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định kèm theo một hoặc nhiều loại Thu*c điều trị không được đề cập trong bài viết.

2. Điều trị cổ họng bị sưng bằng thảo dược

Đối với những trường hợp cổ họng bị sưng do bệnh nhân duy trì thực hiện các thói quen sinh hoạt xấu hoặc do cơ thể mắc phải các bệnh truyền nhiễm, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bằng việc tận dụng một số loại thảo dược gồm:

    Uống trà bạc hà: Các hoạt chất trong lá bạc hà mang đặc tính kháng khuẩn, cải thiện ngứa rát cổ họng, tiêu viêm và long đờm. Vì thế khi mắc bệnh, người bệnh có thể uống từ 1 – 2 ly trà bạc hà ấm mỗi ngày để làm dịu nhanh những tổn thương, tình trạng sưng viêm cổ họng. Đồng thời cải thiện các triệu chứng đi kèm gồm ứ đờm, khó chịu và ngứa ngáy ở cổ họng.
  • Ngậm gừng tươi: Thành phần của gừng chứa các hoạt chất quan trọng gồm Gingerol, Zingerol và Shogaol. Đây đều là những hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu đờm và ức chế các hoạt động của virus. Ngoài ra loại thảo dược thiên nhiên này còn có tác dụng cải thiện triệu chứng buồn nôn, đau đầu và làm ấm phổi. Do đó khi mắc bệnh, người bệnh có thể sử dụng vài lát gừng tươi để ngậm. Từ đó giúp làm giảm triệu chứng ho, sưng cổ họng và khàn tiếng.
  • Uống nước chanh mật ong: Nước chanh mật ong khi được sử dụng sẽ phát huy tác dụng cân bằng chất điện giải, bù nước, cung cấp chất dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể. Khi mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, người bệnh nên thường xuyên uống nước chanh mật ong để nâng để thể trạng và bù chất lỏng.

Ngoài lá bạc hà, gừng tươi, nước mật ong chanh, người bệnh cũng có thể tận dụng một số loại thảo dược tự nhiên khác như quất, hẹ, đường phèn, lá húng chanh, lá đinh hương, nghệ… để cải thiện tốt tình trạng cổ họng bị sưng đau.

3. Các biện pháp chăm sóc và điều trị khoa học

Song song với các mẹo chữa bệnh bằng thảo dược và việc sử dụng Thu*c theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc khoa học. Điều này sẽ giúp bạn hỗ trợ quá trình kiểm soát triệu chứng, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời giúp phục hồi sức khỏe và rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Những biện pháp giúp chăm sóc cổ họng bị sưng gồm:

    Uống nhiều nước: Người bệnh nên uống nhiều nước (2 – 2,5 lít nước/ngày) để hạn chế tình trạng khô rát cổ họng, làm loãng dịch đờm và cải thiện tình trạng sưng nóng cổ họng. Bên cạnh đó việc cung cấp đủ nước cho cơ thể còn giúp bạn giảm sốt, hạ thân nhiệt và cân bằng điện giải.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Người bệnh nên duy trì thói quen đánh răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày và thường xuyên sử dụng nước muối để súc miệng. Điều này sẽ giúp bạn hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và virus gây hại. Đồng thời giúp giảm sưng đau và làm dịu niêm mạc cổ họng.
  • Loại bỏ thói quen sinh hoạt xấu: Người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, trà đặc, tránh hút Thu*c lá… để hỗ trợ làm lành tổn thương và cải thiện tình trạng cổ họng bị sưng đau.
  • Vệ sinh không gian sống: Người bệnh cần vệ sinh không gian sống và nơi làm việc sạch sẽ để loại bỏ chất kích thích và bụi bẩn – nguyên nhân gây các bệnh về đường hô hấp.
  • Nghỉ ngơi: Đối với những trường hợp cổ họng có dấu hiệu bị sưng đau do nhiễm trùng, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà từ 1 – 3 ngày. Ngoài ra bạn cần tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân, hạn chế tiếp xúc thân mật với những người khỏe mạnh. Bởi các loại vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng có thể dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường thông qua tiếp xúc gián tiếp hay trực tiếp với dịch tiết hô hấp và nước bọt.

Cổ họng bị sưng được phòng ngừa bằng cách nào?

Tình trạng sưng đau cổ họng làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động ăn uống, giao tiếp, đồng thời gây ra nhiều phiền toái, vấn đề trong cuộc sống. chính vì thế sau khi tình trạng này thuyên giảm, người bệnh nên chủ động phòng ngừa tái phát với những biện pháp đơn giản sau:

    Giữ ấm cơ thể khi mùa đông kéo dài hoặc thời tiết đột ngột chuyển lạnh, hạn chế la hét, nói chuyện quá nhiều. Bên cạnh đó người bệnh cần tránh sử dụng các loại rượu bia, hút Thu*c lá, ăn thực phẩm cay nóng hoặc thực phẩm quá lạnh.

Tình trạng cổ họng bị sưng có thể xuất hiện do nhiều vấn đề và nguyên nhân khác nhau. trong trường hợp tình trạng này đi kèm với những biểu hiện toàn thân, người bệnh nên đến bệnh viện, tiến hành thăm khám và điều trị y tế. mặc dù tương đối hiếm gặp nhưng đối với một số trường hợp, tình trạng sưng cổ họng có  thể là triệu chứng tiềm ẩn của những bệnh lý mãn tính.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/co-hong-bi-sung)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY