Khoa học hôm nay

Vì sao sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, 8 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết?

Sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, phải đến Tết Nguyên đán Nhâm Tý 2032, người Việt Nam mới được đón giao thừa vào đêm 30 Tết.

Người dân xem pháo hoa mừng Xuân. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)

Theo Lịch Vạn niên, năm 2024 có ngày 30 tháng Chạp, tức ngày 30/12 Âm lịch. Tuy nhiên, phải tới năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp (30 Tết nguyên đán), còn từ năm 2025-2032 tháng Chạp chỉ có 29 ngày. Điều đó có nghĩa là sau năm 2024, phải 8 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết.

Lý giải hiện tượng này, chuyên gia Trần Tiến Bình, tác giả cuốn Lịch Việt Nam thế kỷ XX-XXI phân tích, ngày mùng 1 Âm là ngày mà Trái Đất-Mặt Trăng-Mặt Trời theo thứ tự như trên nằm thẳng hàng, Mặt Trăng quay nửa tối về phía Trái Đất.

Ngày này còn gọi là ngày Không Trăng (hay ngày Sóc); khi tính thấy điểm Sóc rơi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày từ 0 giờ đến 24 giờ thì ngày đó là mùng 1 Âm. Tháng Âm lịch là độ dài khoảng cách giữa 2 ngày Sóc, được làm tròn thành 29 ngày (tháng thiếu) và 30 ngày (tháng đủ).

Sở dĩ như thế vì độ dài tháng Âm lịch thay đổi trong khoảng từ 29,27 ngày đến 29,84 ngày; trung bình là 29,53 ngày.

Chuyên gia Trần Tiến Bình lấy một ví dụ điển hình: Năm 1968, Việt Nam bắt đầu dùng lịch tính theo múi giờ thứ 7 thì Việt Nam ăn Tết trước Trung Quốc 1 ngày. Nguyên nhân là ngày 31/12/1967 tương ứng với ngày mùng 1 tháng Chạp cả ở lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc nhưng điểm Sóc kế tiếp xảy ra lúc 23 giờ 29 phút giờ Việt Nam ngày 29/1/1968 nên tháng Chạp ở lịch Việt Nam chỉ có 29 ngày (tháng thiếu), lúc này theo giờ Bắc Kinh đã là 0 giờ 29 phút ngày 30/1 (tháng đủ).

Do vậy, mùng 1 tết nguyên đán mậu thân 1968 tại việt nam sớm hơn trung quốc 1 ngày.theo chuyên gia trần tiến bình, việc tính toán chuyển động các thiên thể rất phức tạp, nhất là đối với mặt trăng do bị ảnh hưởng nhiễu loạn sức hút từ mặt trời, trái đất, các hành tinh khác và hình dạng không đều của khối cầu trái đất cũng như mặt trăng.

"Cho nên không có ý nghĩa gì khi thống kê các tháng Chạp đủ, thiếu ở các năm mà tất cả phụ thuộc vào sự tính toán chính xác ở từng thời điểm cụ thể. Chẳng hạn các năm: 2014, 2015, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 có các tháng Chạp đủ (30 ngày) nhưng đến 2022 có tháng Chạp thiếu (29 ngày) và sang năm 2023 và 2024 lại đủ. Rồi tiếp tục là các tháng Chạp thiếu cho đến năm 2033 mới lại thấy tháng Chạp đủ," chuyên gia Trần Tiến Bình nhấn mạnh.

Theo Vietnamplus

Link bài gốc Lấy link

https://www.vietnamplus.vn/vi-sao-sau-tet-nguyen-dan-giap-thin-8-nam-nua-moi-lai-co-ngay-30-tet-post923423.vnp

Theo Vietnamplus

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-sau-tet-nguyen-dan-giap-thin-8-nam-nua-moi-lai-co-ngay-30-tet/20240129074929998)

Tin cùng nội dung

  • Nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài 9 ngày, không thực hiện hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần.
  • ​Từ ngày 1/1/2016, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách nội trú như: Học bổng, các khoản hỗ trợ mua đồ dùng cá nhân, hỗ trợ trong dịp tết Nguyên đán và hỗ trợ đi lại.
  • - Một cặp dưa lê Thần Tài Trung Quốc giá 150.000 đồng, chỉ dùng để thờ, đang được người dân tranh nhau mua về cúng Rằm tháng 7.
  • Ngày 13/7, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vừa ban hành văn bản gửi các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đề nghị tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với 394 số điện thoại...
  • Tết là lễ hội ẩm thực tại gia. Mọi người gặp gỡ và sum vầy bên mâm cơm. Món nào cũng có, thức nào cũng sang, đĩa nào cũng đầy. Vậy làm sao để ăn Tết ngon mà không....ngán?
  • Nhiều chị em kiệt sức với trăm việc từ nấu nướng, dọn dẹp đến lo con cái, tiếp khách... Bí kíp là hãy đơn giản hóa mọi việc và huy động các thành viên cùng chuẩn bị.
  • Sơn tra có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, giảm hàm lượng cholesterol. Dùng sơn tra làm tăng các enzym trong dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa thức ăn
  • Bàn về việc cải tiến, đổi mới Tết Nguyên đán, chắc sẽ có nhiều người e ngại- vì “đụng chạm” đến vấn đề nếp sống và “truyền thống”!
  • Lễ Tất niên không những là nếp sống tâm linh của người Việt, mà còn là thể hiện tấm lòng thành của con người đối với tổ tiên, trời đất, xin giới thiệu văn cúng khấn Tất niên.
  • Mâm cỗ đủ đầy cũng thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên trong gia đình, cầu năm cũ qua đi năm mới đến trong an lành và may mắn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY