Tâm lý hôm nay

Vì sao trẻ bị tự kỷ?

Một nhóm chuyên gia về sức khoẻ công cộng vừa công bố báo cáo chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với chứng tự kỷ ở trẻ trong giai đoạn mang thai của người mẹ.

Khảo sát và nghiên cứu khoa học trên thuộc Đại học Harvard được thực hiện với 1.767 trẻ. Trong đó, số trẻ mắc chứng tự kỷ là 245 em, số trẻ bình thường là 1.522 em.

Khảo sát này cho kết luận rằng bà mẹ khi mang thai càng tiếp xúc nhiều với môi trường bụi bẩn thì con càng có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ. Các nhà khoa học cho rằng, các phân tử bụi dù rất nhỏ cũng có thể xâm nhập vào phổi các bà mẹ và truyền qua các mạch máu. Dù nghiên cứu này cần nhiều thời gian để chứng minh nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo các phụ nữ mang thai cần hạn chế tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm để giảm thiểu nguy cơ có thể vô tình làm cho con mắc chứng tự kỷ. GS Marc Weisskopf, trưởng nhóm nghiên cứu nói rằng: "Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy rằng ô nhiễm môi trường đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ gây tự kỷ bẩm sinh ở trẻ".

Theo Thiên Như - Phụ nữ Online/ BBC

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vi-sao-tre-bi-tu-ky-2315.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh tự kỷ tự kỷ

Tin cùng nội dung

  • Các triệu chứng của bệnh tự kỷ không phải lúc nào cũng được biểu hiện một cách rõ ràng, vì vậy cha mẹ có thể bỏ lỡ một dấu hiệu nào đó mà không biết.
  • Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời. Do đó, phụ huynh cần nhận biết sớm để can thiệp cho trẻ sớm hòa nhập cộng đồng.
  • Con trai tôi học lớp 3 bị tự kỷ - aspagor hang động - đang khám và điều trị ngoại trú theo đơn bác sĩ.
  • Nếu các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy lợi ích rõ rệt của loại Thuốc này thì nó sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm nữa.
  • Có mối liên quan đáng kể giữa thiếu hụt kẽm và bệnh tự kỷ, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ tuổi.
  • Nghiên cứu cho thấy trẻ mắc chứng tự kỷ có những đặc điểm khuôn mặt khác biệt so với các trẻ không mắc chứng bệnh này...
  • Hiểu không rõ về tự kỷ khiến nhiều phụ huynh hoang mang khi vừa thấy vài biểu hiện “là lạ” ở con em mình.
  • Hiện nay, một số tổ chức xem tự kỷ như một cách sống hơn là bệnh nên không cần chữa, một số khác thì tìm cách chữa lành chứng bệnh này.
  • Nếu can thiệp trước 2 tuổi, trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%. Nhưng trên thực tế, gần 50% trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.
  • Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh. Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY