Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Vì sao trẻ thiếu Canxi? Những dấu hiệu bạn không ngờ đến

Canxi là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển xương, cân nặng và chiều cao của bé. Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu thiếu Canxi ở trẻ nhỏ mẹ cần đưa con đi thăm khám để bác sĩ kê đơn, đưa ra liều lượng bổ sung hợp lý.

Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng bậc nhất đối với cơ thể (carbon, oxy, hydro, nito, canxi). Do đó, khi thiếu khoáng chất này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. 

Việc thiếu Canxi kéo dài, trẻ em sẽ bị còi xương, nhẹ thì tăng trưởng kém, chậm mọc răng, nặng sẽ làm chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương (chân hình chữ X, chữ O), thậm chí gây biến dạng lồng ngực, xương sọ hoặc biến dạng khung xương chậu. Với bé gái khi lớn lên, sinh nở sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn liệt kê các nguyên nhân vì sao trẻ thiếu Canxi, những dấu hiệu bạn không ngờ đến để các bạn phụ huynh có cách ứng phó kịp thời, đảm bảo quá trình phát triển của trẻ diễn ra bình thường. 

Tại sao trẻ thiếu Canxi? 

Canxi rất cần cho sự sống và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, đây lại là khoáng chất mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được mà phải nhờ vào quá trình cung cấp từ thực phẩm bên ngoài hoặc bổ sung bằng Thu*c. Do đó, thường ngày khẩu phần của trẻ không hợp lý, ít ăn thực phẩm giàu Canxi, nhưng lại bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa xenlulozo sẽ làm giảm sự hấp thụ Canxi của ruột. 

Bên cạnh đó, nếu trẻ mắc phải một số bệnh ảnh hưởng đến hấp thu Canxi, cộng thêm với việc nạp quá nhiều protein sẽ làm gia tăng bài tiết Canxi qua đường tiểu. Từ đây, cơ thể sẽ thiếu Canxi trầm trọng.

Không thể phủ nhận, vitamin D cũng có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu và phát huy tác dụng của Canxi. Theo đó, vitamin D giúp chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là Canxi và phosphat; làm tăng hấp thu Canxi và phosphat ở ruột, đồng thời làm tăng tái hấp thu Canxi ở thận, tham gia vào quá trình Canxi hóa sụn tăng trưởng. 

Hơn nữa, vitamin D còn có vai trò điều hòa nồng độ Canxi trong máu luôn hằng định. Một khi thiếu vitamin D, ruột sẽ không hấp thụ đủ Canxi và phospho làm canxi máu giảm. Khi đó, Canxi sẽ bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ Canxi trong máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn, còi xương, chậm biết đi, chân vòng kiềng... Chính vì vậy, cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu Canxi ở trẻ nhỏ. 

Chưa dừng lại ở những nguyên nhân trên, ngày nay trẻ thiếu Canxi còn do việc uống quá nhiều đồ uống đóng chai. Bởi đồ uống đóng chai có nhiều hàm lượng khí gas (CO2) sẽ gây bào mòn và cản trở sự hấp thụ Canxi.

Ngoài ra, do điều kiện kinh tế hoặc thói quen không uống sữa (sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi rất phong phú, 1 lít sữa bò tiêu chuẩn có hàm lượng canxi là 600 - 700mg) cũng khiến trẻ bị thiếu Canxi. 

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị thiếu canxi

Khi trẻ bị thiếu Canxi sẽ có một số biểu hiện sau đây: 

Ngoài ra, thiếu Canxi trẻ còn hay bị nhức mỏi, đau chân. Bởi Canxi là thành phần chính của xương và răng. Một khi thiếu Canxi làm cho xương của trẻ bị yếu, xương không thể hoàn thành nhiệm vụ nâng đỡ. Điều này khiến cho bé thường có những biểu hiện đau nhức xương, dẫn đến lười vận động và hay ngồi một chỗ. Từ đây càng khiến trẻ trở nên yếu kém hơn và dễ mắc bệnh béo phì.

Khi thiếu canxi huyết thể nhẹ, trẻ cũng thường bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như tê ở một số bộ phận trong cơ thể (lưỡi, môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân), đôi khi khó cử động, đau đớn, bị tiểu buốt, đầy hơi, phình bụng. 

Đây là những dấu hiệu thiếu Canxi ở trẻ nhỏ dễ nhận biết nhất. Do đó, các bậc phụ huynh không nên chủ quan, khi thấy những dấu hiệu này cần đưa bé đến bệnh viện thăm khám, để các bác sĩ xác định cấp độ thiếu Canxi, đưa ra phương án bổ sung phù hợp. 

Theo đó, cách kiểm tra trẻ thiếu Canxi phổ biến nhất mà các bác sĩ thường áp dụng đó là xét nghiệm Canxi máu. Bởi Canxi được lưu trữ ở xương nhiều nhất và nếu như trong máu thiếu Canxi thì cơ thể sẽ huy động Canxi từ trong xương để duy trì. Nếu quá trình này xảy ra thường xuyên thì Canxi trong xương giảm dần dẫn đến thiếu Canxi. Chính vì vậy, việc xét nghiệm Canxi máu sẽ cho kết quả chính xác nhất. 

Cách khắc phục thiếu Canxi ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa việc thiếu Canxi ở trẻ sơ sinh. Các bậc phụ huynh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ. Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu Canxi như: tôm, cua, sụn xương, các loại đậu, hoa cải xanh, bắp cải, hạt hạnh nhân, sữa, các chế phẩm từ sữa… vào trong các bữa ăn hàng ngày. 

Mỗi ngày, mẹ phải bổ sung hàm lượng Canxi phù hợp với từng độ tuổi của trẻ: 

Dưới 6 tháng tuổi nên bổ sung Canxi cho bé sơ sinh qua sữa mẹ. Bởi sữa mẹ là nguồn thức ăn lành mạnh nhất cho trẻ, chứa tất cả các dưỡng chất như đạm, chất bột đường, vitamin, khoáng chất, các yếu tố vi lượng, trong đó có cả Canxi mà con cần để phát triển khỏe mạnh. 

Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng của sữa mẹ sẽ thích ứng một cách chính xác với nhu cầu của bé trong suốt quá trình phát triển. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. 

Khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, bên cạnh sữa mẹ, mẹ cũng hãy bổ sung thêm sữa công thức, sữa tươi cho con. Bởi sữa là loại thức uống giàu Canxi có thể sử dụng hàng ngày để khắc phục tình trạng thiếu Canxi. Ngoài sữa, một số chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… cũng là nguồn bổ sung Canxi rất tốt và phù hợp cho trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tham khảo và lựa chọn các sản phẩm bổ sung Canxi từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Bởi Canxi trong những sản phẩm này phần lớn là Canxi Nano, có kích thước rất nhỏ, dễ hấp thu, mẹ không phải lo lắng các vấn đề nóng trong, táo bón hay sỏi thận, vôi hóa thành mạch...

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý cho bé ra tắm nắng khoảng 15-20 phút/ngày, trong khung giờ từ 6-8 giờ sáng, 17-18 giờ chiều, để bổ sung vitamin D, hỗ trợ tối ưu cho quá trình hấp thu và chuyển hóa Canxi trong cơ thể. 

Đặc biệt, khi nghi ngờ trẻ thiếu Canxi, cần đưa con đi khám để bác sĩ tư vấn. Tuyệt đối không tự mua Thu*c để điều trị, vì bổ sung không đúng hàm lượng có thể gây thừa Canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như sỏi thận, thoái hóa khớp, hội chứng Canxi máu cao hoặc giảm sự hấp thu các vi chất khác như sắt, kẽm, magie và phospho…

Hy vọng với những thông tin trên, đã giúp bạn biết được vì sao trẻ thiếu Canxi, những dấu hiệu bạn không ngờ đến cũng được liệt kê đầy đủ sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể kịp thời khắc phục, giúp con yêu phát triển bình thường. 

Tào Vân | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/vi-sao-tre-thieu-canxi-nhung-dau-hieu-ban-khong-ngo-den-355631.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/vi-sao-tre-thieu-canxi-nhung-dau-hieu-ban-khong-ngo-den-355631.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/vi-sao-tre-thieu-canxi-nhung-dau-hieu-ban-khong-ngo-den-355631)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY