Hô hấp hôm nay

Vì sao vẫn khó thở dù đã xịt Thuốc cắt cơn hen?

Dù cháu đã uống Thuốc trị hen suyễn độ 3 nhưng vẫn thấy hầu hết cả ngày lẫn đêm đều thấy khó thở và đã xịt Thuốc cắt cơn 2 lần rời nhau, cách nhau 15 phút nhưng sau đó lại khó thở. Cháu không biết làm sao, mong sự giúp đỡ của bác sĩ.

Cháu là Đức Anh bị hen suyễn độ 3.

Cháu vừa tái khám mới đây và bác sĩ đã kê đơn Thuốc cho cháu gồm:

CLALCIUM CORBIERE 10 ML(Sau ăn sáng, 1 ống)

MAGNE B6 CORBIERE(V) (Sau ăn tối, 1 viên )

SERETIDE EVO 25/125 mcg 120D (Sáng 2, tối 2)

Zn GLUCONAT 10 mg (FARZINCOL) (Sau ăn sáng, 1viên)

FUMAFER B9 CORBIRE (1 viên, sau ăn sáng)

Lúc bữa đầu cháu thấy đỡ nhưng bữa sau cháu lại thấy hầu hết cả ngày lẫn đêm đều thấy và đã xịt Thuốc cắt cơn 2 lần rời nhau, cách nhau 15’ nhưng khi hết thì 15’ sau lại khó thở. Cháu không biết làm sao, mong sự giúp đỡ của bác sĩ. Cháu cảm ơn.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên GD Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:

Bạn Đức Anh Thân mến.

Trong các Thuốc bạn đang sử dụng chỉ có seretide là Thuốc điều trị hen, tuy nhiên đây là Thuốc điều trị dự phòng, liều chỉ định dùng hàng ngày để kiểm soát viêm đường thở, không có tác dụng giãn phế quản giúp người bệnh qua cơn hen cấp.

Bệnh hen là bệnh mạn tính, được thể hiện bằng 3 cơ chế: Đầu tiên là viêm, gây ra tăng tiết, nhiều đờm, có dấu hiệu lâm sàng là ho khạc đờm nhiều. Thứ hai, co thắt phế quản, làm cho bệnh nhân khó thở và gây ra tiếng rít khi thở. Thứ ba, vì bị viêm nên lòng phế quản dễ bị kích thích, phản ứng với các yếu tố lạ khi tiếp xúc với nó. Tất cả những cơ chế trên sẽ làm cho bệnh hen xuất hiện với 4 triệu chứng: ho, khò khè, tức ngực, khó thở.

Giải thích đơn giản thế này, khi bạn mắc hen phế quản, đường thở của bạn lúc nào cũng bị viêm, khi tình trạng viêm này gặp các yếu tố thuận lợi (dị ứng, bội nhiễm) thì tình trạng viêm nặng lên gây co thắt phế quản, tiết dịch, biểu hiện “ra bên ngoài” thành cơn hen phế quản với các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Như vậy điều trị hen cần:

- Điều trị cắt cơn hen cấp tính (dùng Thuốc giãn phế quản khi bị khó thở).

- Điều trị dự phòng làm giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở, khi tình trạng viêm của đường thở được kiểm soát thì dù có gặp các yếu tố thuận lợi cơn hen cũng sẽ không xuất hiện.

Hiện nay bạn có dùng Thuốc điều trị hen là seretide nhưng là Thuốc dự phòng, không có Thuốc cắt cơn hen. Theo miêu tả của bạn thì mức độ cơn hen của bạn khá nặng, bạn nên đi khám tại chuyên khoa hô hấp của các bệnh viện uy tín để được kê thêm Thuốc cắt cơn hen cấp tính phối hợp dùng thêm dự phòng và các Thuốc khác nếu cần thiết. Nếu thăm khám có bội nhiễm thì bác sỹ có thể chỉ định thêm kháng sinh, nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì có thể nằm viện theo dõi ít hôm. Co thắt phế quản ở bệnh lý hen có thể tự phục hồi do Thuốc hoặc không dùng Thuốc, tuy nhiên với tình trạng bệnh nặng thì khi lên cơn hen bắt buộc phải dùng Thuốc cắt cơn. Bạn nên đi khám sớm nhé!

Chúc bạn mau khỏe!

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị (miễn cước) 1800 5454 35/zalo 0916 561 338

Trang thông tin khoa học về bệnh lý hen phế quản, viêm phế quản, COPD www.benhhen.vn

>>>Xem thêm:

Các Thuốc điều trị thường gặp, phân biệt Thuốc cắt cơn và Thuốc dự phòng

Bệnh hen là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Bệnh hen nên đi khám ở đâu là tốt?

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/vi-sao-van-kho-tho-du-da-xit-thuoc-cat-con-hen-n406832.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY